Biến chứng không lường của bệnh sỏi thận

0

Sỏi thận có thể dẫn đến nhiễm trùng, tắc đường tiểu, suy thận cấp và mãn tính, vỡ thận…
Hãy chữa bệnh ngay khi phát hiện nhé các bạn.

Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn có thể dẫn tới những biến chứng xấu, nguy hiểm cho cơ thể.

14054090_544573545728280_4246459405329930108_n

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận. Ngày theo ngày, những viên sỏi càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận. Những biến chứng do sỏi đem lại gồm: bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.

Tắc đường tiểu: 

Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng co bóp mạnh để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều đó sẽ dẫn đến các cơn đau tại thận như đau vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông, cảm giác đau lan tỏa tới tận háng, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn. Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời, hiện tượng này có thể mất đi. Còn không, sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ một hoặc độ hai. Cuối cùng là hiện tượng bí tiểu.

Nhiễm trùng:

Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.

Nếu bệnh nhân bị sỏi thận không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài, rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn mới dám điều trị triệt để.

Suy thận cấp và mãn tính:

Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong. Quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày có thể hủy hoại dần dần chủ mô thận.

Vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Hiện nay, ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí chạy thận rất đắt đỏ với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Vỡ thận:

Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân bị sỏi thận vẫn là việc thăm khám, phát hiện sớm bệnh để điều trị. Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Khi điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát sỏi thận vì mỗi lần tái phát là nguy cơ suy thận lại tăng lên.

tham khảo thêm:

Đông Y chữa bệnh bằng hoa thiên lý

Lợi ích bất ngờ của cây mã đề

Những thực phẩm vàng cho thận khỏe mạnh

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh nhân sỏi thận, tiết niệu và bàng quang

(Visited 6 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.