Tuổi thọ một người dài hay ngắn, liên quan chủ yếu là tới thận.Tinh khí của thận cũng giống như nguồn năng lượng của cơ thể, nếu như biết sử dụng một cách tiết kiệm và dự trữ đầy đủ, thì thời gian dùng sẽ lâu dài, sẽ được trường thọ; nếu nguồn năng lượng bị thiếu hụt, lại không biết cách điều tiết kiềm chế, tất nhiên sẽ làm tuổi thọ của mình rút ngắn.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của một người, nhưng tổng kết lại, không gì khác ngoài hai yếu tố tiên thiên và hậu thiên. Nhân tố tiên thiên là chỉ những nhân tố được di truyền lại từ tổ tiên, bố mẹ: có gen sống thọ không, có nền tảng di truyền của các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư không, thậm chí tiền sử trong nhà có người nào thể chất yếu không…
Các nhân tố hậu thiên chủ yếu là các nhân tố ảnh hưởng tới sức khỏe như thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày của bản thân, tâm lý tình cảm, hoàn cảnh sống, môi trường làm việc. Một người mặc dù không có gen sống thọ tiên thiên, nhưng biết điều dưỡng đúng mức thích hợp, cũng có thể bước vào hàng ngũ những người sống thọ.
Ngược lại, mặc dù trong người bạn có gen sống thọ, nhưng không nhất định là bạn sẽ sống thọ, nếu như cuộc sống của bạn không điều tiết một cách thích hợp, cũng rất có thể sẽ rút ngắn tuổi thọ.
Tinh khí của thận xuất phát từ 2 nguồn: Một là nguồn tinh khí tiên thiên được truyền lại từ bố mẹ; nguồn thứ hai là nguồn tinh khí sinh ra từ ngũ tạng trong quá trình sinh sống, chủ yếu là tinh khí sinh từ lách. Nguồn tinh khí sản sinh từ hậu thiên này nếu có thể bổ sung đầy đủ, giúp tinh khí thận dồi dào, sức khỏe và tuổi thọ mới có thể kéo dài.
Tinh khí trong thận là nguồn lực hỗ trợ phía sau thúc đẩy các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là trong qua trình trao đổi chất, quá trình thoát hơi và khí hóa ở thận là quá trình đặc biệt quang trọng.
Thận kiểm soát sự trao đổi chất nước của cơ thể, có thể chuyển hóa nước thành khí, từ đó vận hành đi toàn cơ thể; cũng có thể chuyển hóa khí thành nước, tích tụ trong bàng quang, thông qua sự điều tiết đóng mở của nắp bàng quang, sau khi trao đổi chất sẽ bài tiết nước tiểu ra ngoài cơ thể, đồng thời, đưa các loại độc tốsản sinh trong cơ thể cùng nước tiểu xuất ra ngoài.
Khi thận có vấn đề, độc tố sẽ không được lọc và thải ra, tích tụ lại trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Bệnh nhiễm độc đường tiết niệu đáng sợ mà chúng ta biết đến, thực chất là do sau khi thận lọc máu, không thải được độc tố trong cơ thể ra ngoài dẫn tới tình trạng này.
Phương pháp điều trị nhiễm độc niệu chủ yếu là thông qua các phương pháp khác nhau để lọc hết độc tố trong máu ra ngoài, ví dụ như chạy thận nhân tạo, lọc máu phúc mạc, lọc máu đại tràng… đều là những phương pháp để loại bỏ độc tố. Nhưng cách điều trị này không thể điều trị tận gốc, nếu thận vẫn bị hư, thì độc tố vẫn không ngừng sinh ra và bị tích tụ lại. Muốn phòng chống được căn bệnh này, trước tiên cần bắt đầu từ việc bảo vệ chăm sóc thận, mới có thể cắt đứt sự tích tụ của các loại độc tố trong thận. Vậy nên
Khi buồn tiểu không được nhịn:
Nước tiểu chứa trong bàng quang chỉ đạt tới một mức độ nhất định, sẽ kích thích các dây thần kinh, sinh ra phản xạ cần thải nước tiểu ra ngoài. Lúc này nhất định bạn nên vào nhà vệ sinh, và đi tiểu để thải bỏ nước tiểu đi. Nếu không, nước tiểu tích tụ lại sẽ thành khí đục xâm hại đến thận tạng.
Nếu có thói quen nhịn tiểu, lâu dần nước tiểu có thể tích tụ lại gây đau và có máu, thậm chí còn có thể dẫn tới ung thư bàng quang. Còn có một số người già, đi tiểu không hết, dẫn đến nước tiểu sót lại, gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát đi tái phát lại nhiều lần, có lúc còn biến chứng trở thành nhiễm độc đường tiết niệu. Do đó khi buồn đi tiểu nhất định phải đi hết, điều này nghe nói đến thì có vẻ rất đơn giản, nhưng đây lại là một phương pháp quý báu đầu tiên giúp bảo vệ thận của bạn.
Đại tiện cần dễ dàng thông suốt:
Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan chính điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đại tiểu tiện của cơ thể. Khi đại tiện không thông suốt, phân bị tích tụ lại, độc tố sẽ bốc lên trên, không những làm cho bạn cảm thấy tâm trạng bồn chồn, tức ngực, khó thở, từ đó làm thận bị tổn thương, dẫn tới đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa.
Thận khí không đủ, sẽ dẫn tới đại tiện khó khăn, thậm trí hoa mắt chóng mặt, có lúc không đi đại tiện được. Có những lúc biểu hiện hiện tượng phân lỏng, kèm theo những thực phẩm không tiêu hóa hết, đau lưng mỏi gối, chóng mặt, ù tai. Do đó, giữ cho đại tiện dễ dàng thông suốt cũng là một phương pháp dưỡng thận hiệu quả.
Đối với bệnh nhân suy thận và nhiễm độc niệu, có thể tận dụng các phương pháp để bổ thận dưỡng thận, giúp đại tiểu tiện thông suốt thải độc. Với người bị táo bón, có thể sử dụng các phương pháp như massage, điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị bằng trung y, và các phương pháp khác để giúp quá trình đại tiểu tiện thông suốt giải độc.
Uống nước để dưỡng thận:
Nước là thành phần vật chất không thể thiếu đối với cơ thể chúng ta, cơ thể đầy đủ nước lưu thông đi tới toàn cơ thể, có thể loại bỏ đi tất cả các loại chất thải và độc tố trong quá trình trao đổi chất. Nếu nước không đầy đủ, ngược lại có thể dẫn tới chất độc sẽ lắng cặn bị tích tụ, làm tăng thêm gánh nặng cho thận, do đó uống nước là một bí quyết quan trọng để bảo vệ thận. Không nên đợi đến lúc khát nước mới uống, mà nên bổ sung nước định kỳ và đủ 2l nước mỗi ngày
Nuốt nước bọt dưỡng thận:
Tuyên nước bọt trong miệng được chia thành hai tuyến, tuyến chính và tuyến phụ do lách và thận đảm nhiệm. Trong nước dãi và nước bọt đều chứa hàm lượng vật chất hoạt tính quan trọng, có liên quan tới khả năng tiêu hóa và khả năng miễn dịch của con người.
Khi nước bọt bài tiết không đủ, ngoài việc ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa, còn dẫn tới chứng khô miệng quá mức. Theo y học cổ truyền “mất nước bọt sẽ làm hại thận”, bạn có thể làm một thử nghiệm: khi trong miệng có nước bọt hãy lập tức nhổ nó ra, không đầy trong 1 ngày, bạn sẽ cảm thấy đau mỏi thắt lưng và đầu gối, cảm giác yếu ớt kiệt sức. Đây là minh chứng việc nuốt nước bọt có thể giúp bạn nuôi dưỡng thận, minh chứng được tác dụng dưỡng thận của nước bọt.
Ăn uống để bổ thận:
Thực phẩm giúp bổ thận có rất nhiều, ví dụ như quả óc chó, hẹ, tôm, thịt cừu… Theo thuyết ngũ hành, các loại chất màu đen khi đi vào cơ thể đều có công dụng bổ thận, các loại thực phẩm tiện dụng có tác dụng bổ thận có rất nhiều ví dụ như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo lứt, đậu đen…
Trong cuộc sống hằng ngày, khi thể chất yếu đi nên kịp thời kiểm tra lại thói quen ăn uống sinh hoạt gần đây của mình, tìm ra nguyên nhân bệnh, và cách phục hồi cân bằng toàn diện. Nếu nguyên nhân là do lao động quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều hơn; nếu nguyên nhân là do uống rượu và hút thuốc, nên lập tức cai thuốc, hạn chế rượu; nếu bị áp lực tinh thần nặng nề, nên nghĩ cách để loại bỏ giúp tâm trí nhẹ nhàng.
- Cây hẹ
Hẹ không những là một trong các loại rau xanh ngon và giàu dinh dưỡng, còn là một vị thuốc Trung y truyền thống, nó có tác dụng bổ ấm, bổ thận,thường dùng điều trị các triệu chứng như đái dầm, tiểu nhiều và các triệu chứng khác do lách thận hư nhiễm hàn lạnh. Bởi hàm lượng vitamin chứa trong lá hẹ rất phong phú, có thể tăng cường nhu động đường ruột, do đó có thể giúp điều trị chứng táo bón thường xuyên, phòng ung thư đường ruột.
- Hạt dẻ
Hạt dẻ có tên gọi là mỹ miều “ vua của các loại quả”, ở nước ngoài được gọi bằng tên “quả nhân sâm”. Bởi nó có hiệu quả rất tốt đối với các triệu chứng như đau mỏi thắt lưng, chán ăn, tiểu nhiều, tiêu chảy mãn tính và các triệu chứng khác, dược vương Tôn Tư Mạc gọi đây là loại “quả thận”, thích hợp sử dụng nhất đối với những người bị thận hư.
- Tôm
Tôm có mùi vị rất ngon, vị ngọt mặn, có thể tráng dương ích thận, bổ tinh thông sữa. Nam giới ăn tôm thường xuyên, có thể giúp sức khỏe dồi dào khỏe mạnh. Do đó trong dân gian có câu nói “ nam ăn tôm nữ ăn cua”. Tôm có nhiều loại khác nhau, công dụng cũng gần như nhau, là một thực phẩm thích hợp trong chế độ ăn uống dùng cho người bị bệnh lâu ngày thể chất suy nhược, khó thở, mệt mỏi, đau lưng,
- Cá ngựa
Cá ngựa tính ấm, có thể bổ thận, do đó hầu như những người thận dương không đủ đều thích hợp sử dụng. Đặc biệt thích hợp sử dụng đối với các triệu chứng do thận dương hư gây nên như vô sinh, tiểu nhiều, khí huyết kép. Phương pháp sử dụng: cá ngựa sấy khô, nghiền nhỏ, mỗi ngày uống từ 2 -3 lần cùng với rượu vang, mỗi lần từ 1-2 gram.
- Con hàu
Hàu là một trong những loại hải sản giàu các nguyên tố vi lượng, tính hơi lạnh, có thể sinh âm bổ dương, bổ thận, có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng như mộng tinh, ra mồ hôi đêm, tim hồi hộp..
- Trứng chim cút
Trứng chim cút là một thực phẩm rất bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nam giới sử dụng thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe, giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra, các loại thực phẩm bổ thận thường dùng khác còn có câu kỳ tử, lạc, hạt hướng dương, quả óc chó, quả vải, vừng đen, đậu đen, cật lợn, thịt dê, rong biển…
Ngủ đủ giấc để dưỡng thận:
Ngủ đủ giấc giúp khí huyết hóa sinh, là phương pháp có tác dụng bổ dưỡng tinh khí thận quan trọng. Thiếu ngủ sẽ gây lão hóa sớm, gây tổn thương tới tinh khí thận. Nếu mất ngủ trong một thời gian dài, sẽ cảm thấy tâm trạng mệt mỏi chán nản, đau lưng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đây đều là biểu hiện của thận hư. Có rất nhiều bệnh nhân bị suy thận, nguyên nhân đều là bởi làm việc quá sức, thức đêm nhiều, thiếu ngủ, nhất là những bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính, nếu không chú ý tới giấc ngủ, rất dễ làm cho bệnh tình của mình tiến triển theo hướng xấu di.
Bảo vệ bàn chân để dưỡng thận:
Kinh lạc của thận khởi tác dụng ở bàn chân, mà chân là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập nhất, do đó nên đặc biệt chú ý giữ ấm, khi ngủ không nên để hai chân hướng thẳng về phía điều hòa hoặc quạt điện; người sợ lạnh có thể đi tất khi ngủ, để tránh bị lạnh chân; không nên đi bộ chân không lâu ở vùng đất bùn lầy ẩm ướt; chân phải rửa sạch sẽ, để tránh khí độc thâm nhập vào trong cơ thể.
Mỗi tối trước khi đi ngủ massage vào huyệt dũng tuyền là chỗ lõm nhất ở lòng bàn chân, có thể giúp hỏa khí lưu thông xuống dưới (giúp khí huyết đi xuống dưới để bổ thận dương), ngoài ra còn có tác dụng dẫn lưu khí huyết quay trở về thận, là một phương pháp quan trọng giúp bảo vệ bàn chân và dưỡng thận.
Tránh làm việc lao lực tổn thương thận:
Lao động chân tay quá nặng sẽ làm tổn thương khí, lao động trí óc quá giới hạn sẽ làm tổn thương huyết, sinh hoạt phòng the quá độ sẽ làm tổn thương tinh khí. Do đó trong các hoạt động phải có chừng mực, điều độ, nhất là những người bị bệnh thận cần càng chú ý hơn.
Cẩn thận với các loại thuốc làm hại thận:
Bất kể là đông y hay tây y, đều có những loại thuốc làm tổn thương thận, nên nhất định phải đề cao cảnh giác. Trước khi dùng thuốc phải xem kỹ hướng dẫn sử dụng, những chỗ không rõ cần tìm hiểu rõ ràng, khi dùng bất kể loại thuốc nào trong thời gian dài, cần tìm các chuyên gia tư vấn có liên quan để được tư vấn, không nên tự quyết định.
Theo Tây y, có rất nhiều loại thuốc và các loại độc tố sản sinh trong quá trình trao đổi chất cần phải được hòa tan trong nước tiểu, và được thận bài tiết ra ngoài. Nếu nồng độ thuốc tập chung trong thận tăng cao, thận sẽ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại thuốc.
tham khảo thêm:
Những thực phẩm vàng cho thận khỏe mạnh
Hoa thiên lý – thần dược cho người bệnh hội chứng ruột kích thích
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC
(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)