ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG THUỐC TKT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016

0

Nguyễn Kim Vượng, Phan Thành Tài, Lê Hoài Thanh, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Thế Vinh

Đại Học Võ Trường Toản

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: chi phí điều trị thấp, sản phẩm sử dụng tiện lợi. Vậy liệu thuốc TKT được sản xuất dưới dạng thành phẩm có mang đến những lợi ích như thế nào đến người sử dụng. Mục tiêu (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng. (2) Xác định tỷ lệ giảm đau của thuốc TKT (3) Theo dõi tác dụng không mong muốn. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng được chỉ định điều trị nội khoa. Kết quả: Nhóm người bệnh có độ tuổi trên 50 tuổi mắc bệnh cao nhất là chiếm tỷ lệ 50%. Tiếp theo là nhóm tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ 36.7%, Còn lại nhóm tuổi trên 35 đến 50 chiếm tỷ lệ 13.3%.Trước điều trị có 29 bệnh nhân xếp ở mức độ nặng (tỷ lệ 96,7%) và 01 bệnh nhân xếp mức độ trung bình (tỷ lệ 3,3%), không có bệnh nhân ở mức độ nhẹ hay rất nặng. Sau từng đợt điều trị ta thấy: Mức độ nặng giảm đáng kể từ 96,7% xuống còn  0%, Mức độ trung bình được nâng lên từ 3,3% lên 100%. Kết luận: sau điều trị có 6 bệnh nhân xếp ở mức độ tốt (tỷ lệ 20%), có 20 bệnh nhân xếp ở mức trung bình (tỷ lệ 66,67%), 4 bệnh nhân xếp ở mức độ kém (tỷ lệ 13,33%), Không phát hiện các triệu chứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa hay triệu chứng khác trong suốt quá trình bệnh nhân sử dụng thuốc.

Từ khóa: Đau thần kinh tọa, Thuốc TKT, Thang điểm VAS.

*Tác giả liên hệ:

Email address: pttai@vttu.edu.vn

Phone number: 0947.401.446

EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF TKT MEDICATION IN TREATING SCIATICA AT THE TRADITIONAL MEDICINE HOSPITAL IN CAN THO CITY IN 2016.

Nguyen Kim Vuong, Phan Thanh Tai. Lê Hoai Thanh, Nguyen Xuan Dang, Nguyen The Vinh.

Vo Truong Toan University

ABSTRACT

Background: Low treatment costs, convenient product usage. So, how does TKT medicine as a finished product bring benefits to users. Objectives (1) Researching the clinical characteristics of patients with sciatica caused by degenerative lumbar spinal stenosis.(2) Determine the pain reduction rate of TKT medication.(3) Keep track of unexpected effects. Subjects and Methods: The group of patients over 50 years old has the highest disease rate, accounting for 50%. Next is the group under 35 years old, accounting for 36.7%. The remaining group, aged 35 to 50, accounts for 13.3%.Before treatment, there were 29 patients classified as severe (96.7%) and 01 patient classified as moderate (3.3%), with no patients classified as mild or very severe, After each treatment, we observed a significant decrease in severity from 96.7% to 0%, and an increase in the average severity from 3.3% to 100%.Conclusion: After treatment, 6 patients were classified as being in good condition (20% rate), 20 patients were classified as being in fair condition (66.67% rate), and 4 patients were classified as being in poor condition (13.33% rate). No symptoms of vomiting, nausea, diarrhea, itching, or any other symptoms were observed during the patients’ medication use.

Key word: Sciatica pain, TKT medicine,Visual Analog Scale.

*Corressponding author

Email address: pttai@vttu.edu.vn

Phone number: 0947.401.446

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Có nhiều phương pháp điều trị bằng Y học hiện đại (như dùng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc dãn cơ, vitamin nhóm B liều cao, dùng hỗn hợp corticoid tiêm ngoài màng cứng- tiêm cạnh sống, vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống, …), và phương pháp Y học cổ truyền (bằng phương pháp thuốc uống và không dùng thuốc). Khi các phương pháp trên chỉ định đúng mà không đạt hiệu quả hay có hội chứng đuôi ngựa thì trong một số trường hợp phải dùng phương pháp phẫu thuật, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém, đôi khi có tai biến trầm trọng [1].

Với xu hướng của nhân dân về việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thảo dược ngày càng tăng. Do thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa để tiện lợi cho người sử dụng. Rất nhiều sản phẩm thuốc thành phẩm Y học cổ truyền  được nghiên cứu và sản xuất bán ra thị trường. Đặc biệt thuốc điều trị bệnh Đau thần kinh tọa cũng có rất nhiều (như phong tê thấp, marathon, cốt thoái vương, độc hoạt tang ký sinh,…). Với giá thành chi phí điều trị thấp, sản phẩm sử dụng tiện lợi. Vậy liệu thuốc TKT được sản xuất dưới dạng thành phẩm này có mang đến những lợi ích như thế nào đến người sử dụng. Đó là một trong những lý do để nhóm nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của thuốc TKT trong điều trị đau thần kinh tọa” tại bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ năm 2016 với các mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng quát:

 “ Đánh giá tác dụng của thuốc TKT trong điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng”

Mục tiêu cụ thể:

  1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng.
  2. Xác định tỷ lệ giảm đau của thuốc TKT trong bệnh lý đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng.
  3. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc TKT trong bệnh lý đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng.
  4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân trên 18 tuổi, được chẩn đoán đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng được chỉ định điều trị nội khoa

Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh nhân tự bỏ phác đồ điều trị.

– Bệnh lý kèm theo như: suy thận, suy tim, hen, xơ gan, viêm khớp dạng thấp, ung thư, viêm cột sống dính khớp, chấn thương cột sống

– Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

– Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2016 đến tháng 10/2016.

– Địa điểm: BV Y học cổ truyền TP Cần Thơ.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu: thuận tiện 30 mẫu

Nội dung nghiên cứu:

Bệnh nhân nhập viện tại các khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền được thăm khám và điểu trị bằng thuốc TKT phân loại  mức độ cụ thể như sau:

Thuốc TKT có thành phần cụ thể như sau:

  1. Ngưu tất : 100mg
  2. Mắc cở: 100mg
  3. Lá Lốt: 100mg
  4. Hương Phụ: 100mg
  5. Ngải cứu: 100mg

– Qui cách: Chai 60 viên nang.

– Chỉ định: Điều trị Đau thần kinh tọa, giảm các triệu chứng đau nhức trong các bệnh về khớp.

– Chống chỉ định:  Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai.

– Liều dùng: Uống mỗi lần 3 viên,  ngày 2 đến 3 lần trước bữa ăn.

Tiêu chuẩn đánh giá: Dựa trên thang điểm lâm sàng của tác giả Nguyễn Xuân Thản như sau: [3]

+ Dựa vào các triệu chứng đau, dấu hiệu Lasègue, với 4 mức độ như sau:

Mức độ nhẹ                   :      1 điểm

Mức độ trung bình        :      2 điểm

Mức độ nặng                 :      3 điểm

Mức độ rất nặng            :      4 điểm

Triệu chứng 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm
Đau Đau nhẹ đi lại được Đi lại chịu được đau Đau nhiều khó đi lại Không đi lại được
Lasègue > 60 độ 59 – 30 độ 29 – 25 độ <25 độ
Tổng điểm < 2 2 – 4 5 – 7 > 8
Phân loại Nhẹ Trung Bình Nặng Rất nặng

 

Tiêu chuẩn đánh giá chung sau điều trị theo thang điểm trên:

Loại A: Rất tốt với tổng số điểm giảm 80 % so với ban đầu

Loại B: Tốt với tổng số điểm giảm 60 – 80  % so với ban đầu

Loại C: Trung bình với tổng số điểm giảm 40 – 59 % so với ban đầu

Loại D: Kém với tổng số điểm giảm 15 – 39 % so với ban đầu

Loại E: Không hiệu quả với tổng số điểm giảm < 15 % so với ban đầu

– Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa.

Phương pháp phân tích số liệu: phần mềm SPSS 20

Y đức: được thông qua bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học của BV YHCT TP Cần Thơ. Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          Tuổi

Bảng 1. Kết quả nghiên cứu theo tuổi

TT Tuổi Tần số Tỷ lệ %
1 ≤ 35 tuổi 11 36,7
2 Trên 35 đến 50 tuổi 4 13,3
3 Trên 50 tuổi 15 50
  Cộng 30 100%

* Nhận xét:

Nhóm người bệnh có độ tuổi trên 50  mắc bệnh cao nhất là chiếm tỷ lệ 50%. Tiếp theo là nhóm tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ 36.7%, Còn lại nhóm tuổi trên 35 đến 50 chiếm tỷ lệ 13.3%.

Đánh giá trước điều trị (ngày 1)

Bảng 2 Kết quả nghiên cứu trước điều trị (N1)

TT Mức độ Tần số Tỷ lệ %
1 Nhẹ (< 2 điểm) 0 0
2 Trung bình (2- 4 điểm) 1 3.3
3 Nặng (5-7 điểm) 29 96.7
4 Rất nặng (> 8 điểm) 0 0

* Nhận xét:

Trước điều trị có 29 bệnh nhân xếp ở mức độ nặng (tỷ lệ 96,7%) và 01 bệnh nhân xếp mức độ trung bình (tỷ lệ 3,3%), không có bệnh nhân ở mức độ nhẹ hay rất nặng.

Kết quả nghiên cứu sau từng đợt đánh giá 07 ngày

Bảng 3 Kết quả nghiên cứu sau từng đợt đánh giá 07 ngày

TT

Mức độ

Tỷ lệ (%)

N1

N7

N14

N21

1

Nhẹ

0

0

0

0

2

Trung Bình

3.3

26.6

86.6

100

3

Nặng

96.7

73.4

13.4

0

4

Rất nặng

0

0

0

0

Tổng

100

100

100

100

* Nhận xét: Sau từng đợt điều trị ta thấy:

+ Mức độ nặng giảm đáng kể từ 96,7% xuống còn  0%

+ Mức độ trung bình được nâng lên từ 3,3% lên 100%

Đánh giá kết quả sau điều trị chung

TT

Hiệu quả điều trị

Tần số

Tỷ lệ %

1

Rất tốt

0

0

2

Tốt

6

20

3

Trung bình

20

66,67

4

Kém

4

13,33

5

Không đáp ứng

0

0

Tổng

30

100%

* Nhận xét:

          Sau điều trị có 6 bệnh nhân xếp ở mức độ tốt (tỷ lệ 20%), có 20 bệnh nhân xếp ở mức trung bình (tỷ lệ 66,67%), 4 bệnh nhân xếp ở mức độ kém (tỷ lệ 13,33%).

  1. BÀN LUẬN

            Về độ tuổi:

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm người bệnh trên 50 tuổi có tỷ lệ cao nhất, kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi độ tuổi mắc bệnh từ 30 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý của con người, tương ứng với tuổi bị thoái hóa cột sống.[2]

            Về hiệu quả sử dụng thuốc

Hiệu quả của việc sử dụng thuốc TKT sau liệu trình điều trị, chúng tôi nhận thấy hiệu quả điều trị được xếp ở các mức độ như sau:

Rất tốt                 : 0.0 %

Tốt                       : 20%

Trung Bình          : 66.67%

Kém                     : 13.33%

Không đáp ứng   : 0%

So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân thì

Loại tốt                : 0%

Loại khá              : 33,3%

Loại trung bình    : 45,5%

Loại kém             : 21,2%

Không hiệu quả   : 0%

Sự khác nhau không đáng kể có thể là do cỡ mẫu khác nhau.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ mắc bệnh trên hai giới nam và nữ như nhau (chiếm 50%), độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhóm trên 50 tuổi. Người ở nông thôn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với thành thị

Bệnh nhân bị đau bên phải nhiều hơn bên trái, rễ L5 bị tổn thương nhiều hơn so với rễ S1, kinh Bàng quang bị tổn thương nhiều hơn kinh Đởm.

Sau điều trị, bệnh nhân được xếp ở mức độ tốt chiếm 20%, mức độ trung bình 66,67%, mức kém là 13,33%; không có bệnh nhân xếp ở mức độ rất tốt hay không đáp ứng.

Không phát hiện tác dụng phụ của thuốc trên người bệnh trong suốt quá trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Đăng (1992), “Đau dây thần kinh hông”, Bách khoa thư bệnh học, Tập 1 , NXB Y học, tr 145 – 149.
  2. Ngô Thanh Hồi (1986), “Nghiên cứu giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
  3. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (1994), Y học cổ truyền, NXB y học Hà Nội, tr 513- 532.

 

(Visited 9 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.