NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA- HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023

0

Nguyễn Thị Thu Sen, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Hùng Trấn, Phan Thành Tài, Nguyễn Kim Vượng, Trương Đặng Như Ngọc, Ngô Duy Cường, Phan Vũ Linh, Nguyễn Thanh Quân, Lê Trung

Đại Học Võ Trường Toản

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa hiện đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý nhất hiện nay tỷ lệ tử vong dao động từ 2 –14%,  tỷ lệ tái phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao từ 6,9 –13,2%. Mục tiêu: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của XHTH do loét dạ dày- tá tràng. (2) Nhận xét kết quả điều trị của XHTH do loét dạ dày- tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≥60, tỷ lệ nam > nữ. Hầu hết các bệnh nhân được tiêm cầm máu ban đầu đều có tỷ lệ cầm máu ban đầu thành công rất cao khoảng 90%. Song song đó vai trò của thuốc PPI liều cao truyền tĩnh mạch 8mg/giờ trong 72 giờ sau điều trị nội soi nhằm dự phòng xuất huyết tái phát sớm. Kết luận: Bệnh nhân được điều trị kịp thời tỷ lệ ngưng xuất huyết tiến triển tốt xuất viện chung chiếm 94,5%. Tỷ lệ còn chảy máu, tiến triển không tốt chiếm 3,6%. Tỷ lệ tử vong, xin về chiếm 1,8%. Tỷ lệ xuất huyết tái phát chiếm 7,3%. Số ngày điều trị trung bình 7,15±2,82 ngày. Hầu hết các phương pháp đều có hiệu quả cầm máu cao khoảng 90% từ đó làm giảm khả năng phẫu thuật và giảm tỷ lệ tử vong.

Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, Loét dạ dày – tá tràng, PPI

*Tác giả liên hệ:

Email address:

Phone number:

STUDY ON CLINICAL AND SUBCLINICAL FEATURES AND COMMENT ON THE RESULTS OF GASTROINTESTINAL BLEEDING CAUSED BY PEPTIC ULCER AT THE DEPARTMENT OF INTERNAL GASTROENTEROLOGY – HEMATOLOGY OF CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL IN 2023

Nguyen Thi Thu Sen, Nguyen Tan Loc, Nguyen Hung Tran, Phan Thanh Tai, Nguyen Kim Vuong, Truong Dang Nhu Ngoc, Ngo Duy Cuong, Phan Vu Linh, Nguyen Thanh Quan, Le Trung

Vo Truong Toan University

ABSTRACT

Background: Gastrointestinal bleeding is currently one of the most notable public health problems today, the mortality rate ranges from 2 –14%, the recurrence rate in high-risk patients ranges from 6.9 –13.2%. Objectives: (1) Survey of clinical and subclinical characteristics of gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer. (2) Review the results of treatment of gastrointestinal bleeding caused by peptic ulcer. Research objects and methods: Cross-sectional descriptive research with analysis. Results: The majority of patients were in the ≥60 age group, a ratio of men > women. Most patients who receive an initial hemostasis injection have a very high initial hemostasis success rate of about 90%. In parallel, the role of high-dose PPIs, intravenous infusion of 8 mg/hour for 72 hours after endoscopic treatment to prevent early recurrent bleeding. Conclusion: Patients with timely treatment had a good rate of progressive hemorrhagic discharge of 94.5%. The rate of bleeding and poor progress accounted for 3.6%. The fatality rate accounted for 1.8%. The rate of recurrent bleeding accounted for 7.3%. The average number of days of treatment was 7.15±2.82 days. Most methods are highly effective at stopping bleeding by about 90%, thereby reducing the likelihood of surgery and reducing mortality.

Keywords: Gastrointestinal bleeding, Peptic ulcer, PPI

*Corressponding author

Email address:

Phone number:

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất huyết tiêu hóa nói chung và xuất huyết tiêu hóa trên nói riêng là một cấp cứu nội khoa thường gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa. Điều trị nội khoa bao gồm các biện pháp hồi sức, ổn định huyết động, điều trị cầm máu qua nội soi phối hợp với sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị, nhất là những trường hợp bệnh có nguy cơ xuất huyết tái phát cao. Ngày nay, tuy đã có nhiều tiến bộ về phương tiện chẩn đoán, can thiệp điều trị và hồi sức cấp cứu, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao, dao động từ 2 –14%, tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa tái phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao từ 6,9 –13,2%.

Xuất huyết tiêu hóa tái phát làm tăng tỷ lệ cần phẫu thuật, tỷ lệ tử vong. Vì vậy việc đánh giá đưa ra được chiến lược điều trị phù hợp, phối hợp nhiều phương pháp tiến bộ trong nội khoa, đặc biệt là vai trò nội soi cầm máu làm giảm tỷ lệ xuất huyết tái phát, tỷ lệ phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. Nhóm thuốc quan trọng nhất để điều trị XHTH trên không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa được sử dụng hiện nay là ức chế bơm Proton

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa Nội Tiêu Hóa- Huyết Học tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023.” Với mục tiêu nghiên cứu là:

  1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của XHTH do loét dạ dày- tá tràng.
  2. Nhận xét kết quả điều trị của XHTH do loét dạ dày- tá tràng.
  3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng không phân biệt nam, nữ có độ tuổi từ 18 trở lên được chẩn đoán và điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ ngày 10/04/2023 đến ngày 30/06/2023.

Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Bệnh nhân vào viện vì nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc cả hai.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán xác định qua nội soi được chẩn đoán xác định là xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn.

Tiêu chẩn loại trừ

  • Không có kết quả nội soi dạ dày tá tràng.
  • Xuất huyết tiêu hóa có kèm theo dãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc không do loét dạ dày tá tràng.
  • Tiêu phân đen không do xuất huyết (ăn huyết, tiết canh), xuất huyết không phải từ đường tiêu hóa hoặc xuất huyết do các bệnh về máu.
  • Bệnh nhân không hợp tác, bệnh nhân bị tâm thần.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu nghiên cứu: tối thiểu 86 BN

Phương pháp chọn mẫu.

Chọn mẫu thuận tiện không xác suất tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào  tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong thời gian từ tháng 10/04/2023 đến 30/06/2023.

 

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm điều trị nội khoa của nhóm nghiên cứu (n=55)

Điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Truyền dịch 55 100
Không 0 0
Truyền máu 51 92,7
không 4 7,3
Cầm máu qua nội soi 24 43,6
Không 31 56,4
Sử dụng PPI 55 100
Không 0 0

Nhận xét: Tỷ lệ truyền dịch chiếm 100%, truyền máu 92,7%, cầm máu qua nội soi 43,6%, sử dụng PPI chiếm 100%.

Số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit khi vào viện và khi xuất viện

Xét nghiệm Lúc vào viện Trước khi ra viện
Hồng cầu( triệu/mm3) 2,46±0,78 3,32±4.67
Hemoglobin(g/dl) 7,03±1,91 9,79±0,99
Hematocrit(%) 21,81±5,91 29,13±4,76

Nhận xét:

Hồng cầu lúc vào viện là 2,55±0,76, xuất viện 4,36±5,35 triệu/mm3.

Hemoglobin lúc vào viện là 7,03±1,91, xuất viện là 9,79±0,99 g/dl.

Hematocrit lúc vào viện là 21,81±5,91, xuất viện là 29,13±4,76.

Kết quả điều trị

Kết quả điều trị Tần số(n) Tỷ lệ(%)
Ngưng xuất huyết tiến triển tốt 52 94,5
Còn chảy máu, tiến triển không tốt 2 3,6
Tử vong, xin về 1 1,8
Can thiệp ngoại khoa 0 0
Không 55 100
Xuất huyết tái phát 4 7,3
Không 51 92,7
Số ngày điều trị Tối thiểu 4 7,3
Tối đa 17 1,8
Trung bình 7,15±2,82

Nhận xét: Số ngày điều trị tối đa là 17 ngày, tối thiểu là 4 ngày. Ngày điều trị trung bình 7,15±2,82 ngày. Tỷ lệ ngưng xuất huyết tiến triển tốt chiếm 94,5%, tỷ lệ còn chảy máu tiến triển không tốt chiếm 3,6%, tỷ lệ tử vong, xin về chiếm 1,8%.

  1. BÀN LUẬN

 

Tuổi.

Nhìn chung tuổi trung bình mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi trong khoảng từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao. Lý do có thể giải thích được là tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh lý tim mạch, mạch máu não ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể việc sử dụng các thuốc huyết khối ( Aspirin, clopidogel, prasugel hoặc ticagrelor) và do duy trì các thói quen xấu trong đời, hậu quả đưa đến việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc như NSAIDs trong những năm gần đây.

  1. KẾT LUẬN

Đặc điểm lâm sàng:

– Tuổi mắc bệnh trung bình là 66,96±13,72, trong đó tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ là 70,9%, nam chiếm 76%.

Giới tính : Tỷ lệ nam/nữ là 2/1.

– Tiền căn sử dụng thuốc có liên quan đến xuất huyết tiêu hóa do loét DD-TT chiếm 61,8%.

– Có 41,8% đi tiêu phân đen.

– Nôn ra máu chiếm 16,4%.

– Vừa nôn ra máu vừa tiêu phân đen chiếm 30,9%.

– Các triệu chứng khác chiếm 10,9%.

Giới tính

Về đặc điểm giới tính chúng tôi ghi nhận trên bệnh nhân XHTH do loét

DD-TT là nam có 70,9% cao hơn ở nữ với tỷ lệ 29,1% . Sự khác biệt về giới tính cho thấy nam có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn nữa giới.

Đặc điểm về công thức máu, sinh hóa máu.

– Trong nghiên cứu của chúng tôi có 34,5% bệnh nhân bị sụt giảm ở mức vừa đến nặng về hồng cầu ( giảm ở mức vừa chiếm 34,5%, giảm nặng chiếm 36,4%), số lượng hồng cầu trung bình là 2,45±0,78 triệu/mm3

– Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 87,2% bệnh nhân bị sụt giảm hemoglobin từ vừa đến nặng, trong đó giảm ở mức độ vừa là 52,7%; giảm nặng là 34,5%. Hemoglobin trung bình là 6,99±1,90 g/dl

– Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 88,2% bệnh nhân bị sụt giảm ở mức vừa đến nặng về hematocrit ( giảm ở mức vừa là 48,6%; giảm nặng là 39,6%)

– Nghiên cứu của chúng tôi có 78,18% bệnh nhân tăng ure máu, ure máu trung bình là 11,34±5,34 mmol/l

Nhận xét kết quả điều trị:

Kết quả điều trị chung của bệnh nhân XHTH trên do loét DD-TT trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thành công cao chiếm 94,5% , có 3,6% bệnh nhân vẫn còn chảy máu sau điều trị, và có 1,8% bệnh nặng tử vong hoặc người nhà xin về, số ngày điều trị trung bình 7,15±2,82 ngày

Bệnh nhân vào viện với tri giác tỉnh chiếm 61,8%, rối loạn tri giác chiếm 38,2%. Trong đó huyết áp tâm thu <80mmHg chiếm 16,4% và mạch >120 lần/phút.

Đặc điểm công thức máu:

– Có 17 bệnh nhân vào viện với chỉ số hồng cầu <2 triệu/mm3 với tỷ lệ 36,4%.

– Có 19 bệnh nhân vào viện với chỉ số hemoglobin <6g/dl với tỷ lệ 34,5%.

– Có 22 bệnh nhân vào viện với chỉ số hematocrit <20% với tỷ lệ 39,6%.

Đặc điểm sinh hóa máu:

– Ure trung bình chiếm 11,34±5,34 mmol/l, trong đó có 43 bệnh nhân có ure >6,7mmol/l chiếm 78,18%.

1.2.3. Đặc điểm hình ảnh nội soi.

– Phân bố ở dạ dày là 30,9%, tá tràng là 58,2%, cả dạ dày và tá tràng chỉ chiếm 10,2%.

– Ổ loét kích thước từ 5mm-19mm chiếm tỷ lệ cao 67,3%, ổ loét ≥20mm chiếm 29,1%.

– Hình thái chảy máu theo phân độ Forrest nhóm nguy cơ cao chiếm 36,4%, trong đó nhóm FIIA chiếm 18,2% trong nhóm nguy cơ cao.

Kết quả điều trị của bệnh nhân XHTH do loét dạ dày tá tràng:

– Tỷ lệ ngưng xuất huyết tiến triển tốt xuất viện chung chiếm 94,5%.

– Tỷ lệ còn chảy máu, tiến triển không tốt chiếm 3,6%.

– Tỷ lệ tử vong, xin về chiếm 1,8%.

– Tỷ lệ xuất huyết tái phát chiếm 7,3%.

– Số ngày điều trị trung bình 7,15±2,82 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Đạt Anh, N.T.H., Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng,. Nhà xuất bản y học, 2011.
  2. Nguyễn Thị Thanh Bình(2009), Đánh giá kết qủa cầm máu bằng tiêm cầm máu qua nội soi kết hợp Nexium ( Esomeprazole) tĩnh mạch liều cao ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Cương, Chảy máu tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng và các phương pháp điều trị. Tạp chí Thông tin Y Dược, Số 1 năm 2012, 2012: p. 8-12.
  4. Nguyễn Thị Cương(2012), “Chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng và các phương pháp điều trị”, Tạp chí Thông tin Y Dược, số 1 năm 2012, tr.8-12.
  5. Nguyễn Thị Xuân Dung(2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng bằng tiêm cầm máu qua nội soi kết hợp nội khoa tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  6. Lê Hùng Vương(2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nội soi của xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- tá tràng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  7. Trần Thị Phương Uyên(2020), “Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 3(4), tr.75-83.
  8. Azhari H, Underwood F, and Et al, “A36 the global incidence of peptic ulcer disease and  its  complications  at  the  turn  of  the  21ST century: A systematic review.”. J Can Assoc Gastroenterol, 2018. 1(2): p. 61-62.
  9. Baracat, F., et al., Endoscopic hemostasis for peptic ulcer bleeding: systematic review and meta-analyses of randomized controlled trials. Surg Endosc, 2016. 30(6): p. 2155-68. [26]. Chen L, Zheng H, Et al(2021), “Prediction model of emergency mortality risk in patients with acute upper gastrointestinal bleeding: a retrospective study”, PeerJ, pp.1-19.
  10. Chatten L, Purssell H, Et al(2018), “Glasgow Blatchford Score and risk stratifications in acute upper gastrointestinal bleed: can we extend this to 2 for urgent outpatient management?”, Clinical Medicine, 18(2), pp.118-122
(Visited 8 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.