ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRÊN VẾT LOÉT BÀN CHÂN CÓ NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2019 – 2021

0

Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Thị Thu Sen, Lê Hoài Thanh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Hùng Trấn, Phan Thành Tài, Nguyễn Kim Vượng, Nguyễn Tấn Lộc, Phan Hoài Phong

Đại Học Võ Trường Toản

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng với kháng sinh là một nguồn dữ liệu quan trọng, giúp cho việc lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ban đầu phù hợp  Mục tiêu (1). Khảo sát đặc điểm vi sinh trên vết loét bàn chân có nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2. (2). Đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên vết loét bàn chân có nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu và phân tích, chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 91 bệnh nhân được chẩn đoán chính là bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 có vết loét bàn chân nhiễm trùng, nhập viện. Kết quả: Trong nghiên cứu về tỉ lệ nhóm tuổi, bệnh nhân >60 tuổi chiếm đa số với tỉ lệ 67,0%; nhóm 40-60 tuổi chiếm 33,0%. Trong 91 bệnh nhân được nghiên cứu vị trí vết loét ở ngón chân chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,0%. Tiếp theo là mu chân chiếm tỉ lệ 19,8%. Kết quả nhuộm Gram cho thấy vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế (52,7%), Gram dương chiếm 47,3%. Có 63/91 (69,2%) bệnh nhân có kháng thuốc. Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương kháng thuốc cao hơn (55,6%) so với Gram âm (44,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,017). 48,5% vi khuẩn Staphylococcus aureus đa kháng thuốc, tỉ lệ này đối với Klebsiella pneumoniae là 20,0% và Escherichia coli là 35,7%. Trong khi đó kháng thuốc mở rộng của Staphylococcus aureus là 42,4% còn Klebsiella pneumoniae Escherichia coli chiếm lần lượt 20,0% và 35,7%. Tỉ lệ Klebsiella pneumoniae Escherichia coli toàn kháng kháng sinh chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,0% và 7,1%. Còn đối với Pseudomonas aeruginosa không có sự đề kháng kháng sinh. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhân tỉ lệ Gram âm chiếm ưu thế (52,7%) hơn so với Gram dương (47,3%). Tỉ lệ các vi khuẩn Gram âm chiểm tỉ lệ chủ yếu ở 3 vi khuẩn thường gặp lần lượt là Escherichia coli (15,4%), Klebsiella pneumoniae (11,0%), Pseudomonas aeruginosa (6,6%). Vi khuẩn Gram dương có Staphylococcus aureus chiếm tỉ lệ cao 36,6%.

Từ khóa: Loét bàn chân bị nhiễm trùng, Kháng thuốc, Đái tháo đường tuyp II.

*Tác giả liên hệ:

Email address: nxdang@vttu.edu.vn

Phone number: 0907106817

EVALUATING THE MICROBIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND RESISTANCE SITUATION ANTIBIOTIC RESISTANCE ON FOOT ULCERS WITH INFECTION IN TYPE 2 DIABETES PATIENTS AT CAN THO GENERAL HOSPITAL FROM 2019 TO 2021.

Nguyen Xuan Dang, Nguyen Thi Thu Sen, Le Hoai Thanh, Nguyen Thanh Hai, Nguyen Hung Tran, Phan Thanh Tai, Nguyen Kim Vuong, Nguyen Tan Loc, Phan Hoai Phong

Vo Truong Toan University

ABSTRACT

Background Studying the microbiological characteristics and resistance situation to antibiotics is an important source of data, helping to choose appropriate antibiotic treatment based on initial experience. Objectives ((1) Surveying the microbiological characteristics of infected foot ulcers in type 2 diabetes patients. (2) Assessing the antibiotic resistance situation of the bacteria causing infection in foot ulcers in type 2 diabetes patients. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study with a retrospective analysis and convenient sample size of 91 patients diagnosed with type 2 diabetes with infected foot ulcers, admitted to the hospital. Result:  Trong nghiên cứu về tỉ lệ nhóm tuổi, bệnh nhân >60 tuổi chiếm đa số với tỉ lệ 67,0%; nhóm 40-60 tuổi chiếm 33,0%. Trong 91 bệnh nhân được nghiên cứu vị trí vết loét ở ngón chân chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,0%. Tiếp theo là mu chân chiếm tỉ lệ 19,8%. Kết quả nhuộm Gram cho thấy vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế (52,7%), Gram dương chiếm 47,3%. Có 63/91 (69,2%) bệnh nhân có kháng thuốc. Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương kháng thuốc cao hơn (55,6%) so với Gram âm (44,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,017). 48,5% vi khuẩn Staphylococcus aureus đa kháng thuốc, tỉ lệ này đối với Klebsiella pneumoniae là 20,0% và Escherichia coli là 35,7%. Trong khi đó kháng thuốc mở rộng của Staphylococcus aureus là 42,4% còn Klebsiella pneumoniae Escherichia coli chiếm lần lượt 20,0% và 35,7%. Tỉ lệ Klebsiella pneumoniae Escherichia coli toàn kháng kháng sinh chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,0% và 7,1%. Còn đối với Pseudomonas aeruginosa không có sự đề kháng kháng sinh. Conclusion: Our research highlights the predominance of Gram-negative bacteria (52.7%) over Gram-positive bacteria (47.3%). The main Gram-negative bacteria are Escherichia coli (15.4%), Klebsiella pneumoniae (11.0%), and Pseudomonas aeruginosa (6.6%). Gram-positive bacteria, particularly Staphylococcus aureus, account for a high proportion of 36.6%.

 

Keyword:  infected foot ulcers, antibiotics, type II diabetes

*Corressponding author

Email address: nxdang@vttu.edu.vn

Phone number: 0907106817

 

1.      ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng với kháng sinh là một nguồn dữ liệu quan trọng, giúp cho việc lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ban đầu phù hợp. Thực tế cho thấy rằng việc lựa chọn kháng sinh ban đầu không phù hợp sẽ làm nhiễm trùng lan rộng hơn, gia tăng nguy cơ đoạn chi, tăng tỉ lệ tàn phế và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Mặt khác, vấn đề đề kháng kháng sinh của vi khuẩn luôn thay đổi theo thời gian gây khó khăn cho công tác điều trị trên lâm sàng [1].

Tại Việt Nam cũng như trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã có nhiều nghiên cứu thực hiện về đề tài vi sinh trên đối tượng vết loét bàn chân đái tháo đường nói chung cũng như vết loét bàn chân có nhiễm trùng nói riêng. Tuy nhiên, như đã biết đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh luôn thay đổi theo thời gian đặt ra một thách thức không nhỏ cho công tác điều trị nếu không nắm rõ được những yếu tố này dẫn đến những hậu quả không thể đo đếm được cho người bệnh cũng như xã hội.

Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện khóa luận với tên: “ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRÊN VẾT LOÉT BÀN CHÂN CÓ NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2019­-2021” với 2 mục tiêu sau:

  1. Khảo sát đặc điểm vi sinh trên vết loét bàn chân có nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 
  2. Đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên vết loét bàn chân có nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

2.      ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu và phân tích, chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 91 bệnh nhân được chẩn đoán chính là bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có vết loét bàn chân nhiễm trùng, nhập viện

Tiêu chuẩn lựa chọn

Các bệnh nhân thỏa 2 tiêu chuẩn sau được đưa vào nghiên cứu:

Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có tiền căn đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2 trước đó hoặc thỏa tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường típ 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2022 như sau [5]:

– Glucose máu lúc đói ≥126 mg/dL (≥7 mmol/L). Đói là khi không hấp thu calo ít nhất 8 giờ.

Hoặc

– Glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ≥200 mg/dL (≥11,1 mmol/L).

Hoặc

– HbA1C ≥6,5% (≥48 mmol/mol). Xét nghiệm nên được thực hiện ở phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp sắc ký hóa lỏng được NGSP cấp chứng chỉ và chuẩn hóa theo nghiên cứu DCCT.

Hoặc

– Ở những bệnh nhân có triệu chứng tăng glucose máu kinh điển hoặc có cơn tăng glucose máu, glucose máu tương ≥200 mg/dL (≥11,1 mmol/L).

Ghi chú: nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân). Ngoài HbA1C, các xét nghiệm khác cần làm lại lần 2 để xác định chẩn đoán, thời gian xét nghiệm lần hai sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Nghiệm pháp được thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng tương đương 75 gram đường khan hòa tan trong nước.

Tiêu chuẩn 2: Vết loét bàn chân đái tháo đường có nhiễm trùng theo tiêu chuẩn của IDSA 2019 [6]:

– Vết thương dịch tiết mủ.

– Có từ ≥ 2 dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh nhân có thai.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

– Thời gian : Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2021.

– Địa điểm : BV Đa khoa TP Cần Thơ

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu có phân tích.

Cỡ mẫu: thuận tiện 91 mẫu.

Nội dung nghiên cứu:

Dùng bảng thu thập số liệu để ghi nhận họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian mắc bệnh đái tháo đường típ 2, tiền căn bản thân thông qua hồ sơ bệnh án.

Bệnh nhân được ghi nhận dấu hiệu lâm sàng, ghi nhận tiền sử và đánh giá sự hiện diện đái tháo đường típ 2, vết loét bàn chân đái tháo đường và kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ thông qua hồ sơ bệnh án.

Sau khi thu thập thông tin biến số, tiến hành phân tích số liệu và hoàn thiện nội dung khóa luận nghiên cứu.

Phương pháp phân tích số liệu: Nhập liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20

Y đức: Khóa luận được thực hiện sau khi có sự thông qua của Hội đồng Nghiên cứu Khoa Học Đại học Võ Trường Toản và tiến hành khi được chấp thuận của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.

3.      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          Đặc điểm về tuổi Tuổi

Bảng 1 Phân bố theo nhóm tuổi (n=91)

Nhóm tuổi (năm) Số lượng (N) Tỉ lệ (%)
<40 0 0,0
40-60 30 33,0
>60 61 67,0
Tổng 91 100,0
Trung bình (± SD) 66,0 ± 10,3

Nhận xét:

Trong nghiên cứu về tỉ lệ nhóm tuổi, bệnh nhân >60 tuổi chiếm đa số với tỉ lệ 67,0%; nhóm 40-60 tuổi chiếm 33,0%.

Vị trí vết loét bàn chân

Bảng 2 vị trí loét bàn chân

Các đặc điểm Số lượng (N) Tỉ lệ (%)
Vị trí vết loét
Ngón chân 51 56,0
Mu chân 18 19,8
Gan chân 9 9,9
Gót chân 6 6,6
Cổ chân 2 2,2
Nhiều vị trí 5 5,5
Tổng cộng 91 100%

Nhận xét:

Trong 91 bệnh nhân được nghiên cứu vị trí vết loét ở ngón chân chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,0%. Tiếp theo là mu chân chiếm tỉ lệ 19,8%.

Tỉ lệ vi khuẩn theo kết quả nhuộm Gram

Biểu đồ 1 Tỉ lệ vi khuẩn theo kết quả nhuộm Gram

Nhận xét: Kết quả nhuộm Gram cho thấy vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế (52,7%), Gram dương chiếm 47,3%.

Tình hình đề kháng kháng sinh 

Bảng 3 Tỉ lệ kháng thuốc theo kết quả nhuộm Gram

                                Gram

Kháng thuốc

Âm Dương Tổng p
N (%) N (%) N (%)
Không 20 (71,4) 8 (28,6) 28 (100,0) 0,017
Có kháng thuốc 28 (44,4) 35 (55,6) 63 (100,0)

Nhận xét: Có 63/91 (69,2%) bệnh nhân có kháng thuốc. Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương kháng thuốc cao hơn (55,6%) so với Gram âm (44,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,017).

 

Tình hình kháng thuốc ở một số loại vi khuẩn

Bảng 4. Tình hình kháng thuốc ở một số loại vi khuẩn

         Đa kháng 

 

Vi khuẩn

Không MDR XDR PDR
N % N % N % N %
Gram dương  
S. Aureus 3 9,1 16 48,5 14 42,4 0 0,0
Gram âm  
P. aeruginosa 6 100,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
K. pneumoniae 2 20,0 2 20,0 4 40,0 2 20,0
Escherichia coli 4 28,6 5 35,7 4 28,6 1 7,1

Nhận xét: 48,5% vi khuẩn Staphylococcus aureus đa kháng thuốc, tỉ lệ này đối với Klebsiella pneumoniae là 20,0% và Escherichia coli là 35,7%. Trong khi đó kháng thuốc mở rộng của Staphylococcus aureus là 42,4% còn Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli chiếm lần lượt 20,0% và 35,7%. Tỉ lệ Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli toàn kháng kháng sinh chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,0% và 7,1%. Còn đối với Pseudomonas aeruginosa không có sự đề kháng kháng sinh.

 

4.      BÀN LUẬN

          Tuổi

Tuổi trung bình chúng tôi ghi nhận được ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có vết loét bàn chân nhiễm trùng là 66,02 ± 10,3 tuổi. Kết quả này tương tự ghi nhận từ các nghiên cứu của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước khác như Đặng Thị Mai Trang (2012) là 61,27 ± 13,33 tuổi [4], Samson và cộng sự (2001) là 56,6 ± 12,6 tuổi [8], Probal và cộng sự (2003) là 65 ± 13 tuổi [7], Nguyễn Thị Cẩm Nhung và cộng sự (2019) là 62,42 ± 9,75 [3]

          Vị trí vết loét

Về vị trí vết loét, nghiên cứu của Veve, M. P. và cộng sự (2022) ghi nhận trên đối tượng đái tháo đường típ 2 có vết loét bàn chân ở Hoa Kỳ, kết quả cho thấy vị trí vết loét thường gặp nhất là ở ngón chân (44,0%), các vị trí khác lần lượt là gót chân (29,0%), cổ chân (16,0%), và các vị trí khác (23,0%) [83]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Bá Ngọc và cộng sự (2018) ghi nhận vị trí loét thường gặp nhất là gan chân (46,81%) và ngón chân (19,15%) [2]. Kết quả chúng tôi ghi nhận tương tự với các nghiên cứu trên với vết loét thường gặp ở ngón chân (56,0%), tuy nhiên vị trí mu chân cũng chiếm tỉ lệ cao (19,8%).

          Tỉ lệ vi khuẩn theo kết quả nhuộm Gram

Sự tương đồng nghiên cứu của chúng tôi Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Nhung và cộng sự (2019) ghi nhận kết quả tương tự với 58,8% số vi khuẩn được ghi nhận thuộc nhóm Gram âm [2] và khác biệt với các kết quả từ nghiên cứu Châu Âu hay Hoa Kỳ có thể phản ánh thực tế đối tượng bệnh nhân tại các nước phát triển được tiếp cận từ giai đoạn sớm của bệnh nên ưu thế tác nhân Gram dương, trong khi đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tại nước ta có thể do được tiếp cận muộn và có sự thay đổi vi sinh từ Gram dương sang Gram âm ưu thế.

5.      KẾT LUẬN

Ở nhóm vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh, Gram âm chiếm ưu thế (71,4%) so với Gram dương (28,6%). Trong khi nhóm vi khuẩn xuất hiện tình trạng đa kháng thuốc chiếm ưu thế là nhóm Gram dương (55,6%) so với Gram âm (44,4%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,017). Khi đánh giá sự đề kháng, vi khuẩn Gram dương chiếm ưu thế ở nhóm đa kháng thuốc (MDR) và kháng thuốc mở rộng (XDR) lần lượt với 55,9% và 61,5%. Trong khi đó chủng toàn kháng chỉ ghi nhận ở 3 trường hợp đều là vi khuẩn Gram âm (100,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,021).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Trần Thị Liễu (2016), “Khảo sát vi trùng học của vết loét bàn chân đái tháo đường có nhiễm trùng và sự nhạy cảm kháng sinh ban đầu “. Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung, 17, 1-3.
  2. Lê Bá Ngọc (2018), Nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội
  3. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2019), Đặc điểm vi khuẩn học và đánh giá sớm kết quả sau điều trị vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ.
  4. Đặng Thị Mai Trang (2012), Đánh giá hiệu quả điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân Đái Tháo Đường bằng yếu tố tăng trưởng biểu bì, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  5. ADA (2022), “2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2022”, Diabetes Care, 45, (Suppl 1), S17-S38.
  6. Benjamin A Lipsky, Éric Senneville, Zulfiqarali G Abbas (2019), “Guidelines on the diagnosis and treatment of foot infection in persons with diabetes (IWGDF 2019 update)”, Diabetes Metab Res Rev, 32(1), 45-74.
  7. Moulik P K., R. Mtonga, G. V. Gill (2003), “Amputation and mortality in new-onset diabetic foot ulcers stratified by etiology”, Diabetes Care, 26, (2), 491-4.
  8. Oyibo S O., E. B. Jude, I. Tarawneh, H. C. Nguyen, L. B. Harkless, A. J. Boulton (2001), “A comparison of two diabetic foot ulcer classification systems: the Wagner and the University of Texas wound classification systems”, Diabetes Care, 24, (1), 84-8.

 

(Visited 14 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.