Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thị Thu Sen, Lê Hoài Thanh, Phan Thành Tài, Nguyễn Kim Vượng, Nguyễn Hùng Trấn, Nguyễn Tấn Lộc, Võ Thành Nhân
Đại Học Võ Trường Toản
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để giúp các thầy thuốc lâm sàng có được thông tin của bệnh nhân COPD từ đó có kế hoạch phòng bệnh, quản lý điều trị tốt, hạn chế số lần nhập viện, giảm được thời gian và chi phí điều trị cũng như tỉ lệ tử vong. Mục tiêu (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023. (2) Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứ và phân tích, chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 47 bệnh nhân được chẩn đoán chẩn đoán đợt cấp COPD. Kết quả: tại thời điểm nhập viện, có 57,4% đối tượng nghiên cứu có huyết áp tăng, 42,6% đối tượng có huyết áp bình thường. Giá trị huyết áp trung bình là 142,62 ± 27,98 (mmHg). Tại thời điểm nhập viện, có 63,9% đối tượng nghiên cứu có tần số thở tăng, 36,1% đối tượng có tần số thở bình thường. Giá trị tần số thở trung bình là 22,77 ± 3,4 (lần/phút). trong tổng số 40/61 đối tượng được thực hiện khí máu động mạch lúc nhập viện, 50% trường hợp có tình trạng giảm PaO2 máu, 12,5% có toan hóa máu và 32,5% có tăng PaCO2 máu. Giá trị trung bình của PaO2 là 80,55 ± 25,18 mmHg, pH là 7,42 ± 0,67 và của PaCO2 là 43,1 ± 13 mmHg. Kết luận: hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều được xuất viện với tình trạng ổn định chiếm 98%, còn lại 2% trường hợp nặng hơn phải chuyển khoa ICU, không có trường hợp nào tử vong. Số ngày nằm viện dao động từ 4 đến 23 ngày, với trung vị là 8 ngày.
Từ khóa: COPD, Khí máu động mạch, BV Đa khoa TP Cần Thơ.
*Tác giả liên hệ:
Email address: pttai@vttu.edu.vn
Phone number: 0947.401.446
SURVEY OF CLINICAL AND PARA-CLINICAL CHARACTERISTICS OF COPD PATIENTS UNDER TREATMENT AT CAN THO CITY GENERAL HOSPITAL IN 2023
Nguyen The Vinh, Nguyen Thi Thu Sen, Le Hoai Thanh,Nguyen Thanh Hai, Nguyen Xuan Dang, Phan Thanh Tai, Nguyen Kim Vuong, Nguyen Hung Tran, Nguyen Tan Loc, Vo Thanh Nhan.
Vo Truong Toan University
ABSTRACT
Background: To assist clinical doctors in obtaining information about COPD patients in order to develop disease prevention plans, effectively manage treatment, reduce hospital admissions, decrease treatment time and costs, as well as mortality rates. Objectives (1) Describe the clinical and paraclinical characteristics of COPD patients admitted to the General Internal Medicine Department at Can Tho City General Hospital in 2023. (2) Evaluate the treatment outcomes of COPD patients admitted to the General Internal Medicine Department at Can Tho City General Hospital in 2023. Subjects and Methods: At the time of admission, 57.4% of the study subjects had high blood pressure, while 42.6% had normal blood pressure. The average blood pressure value was 142.62 ± 27.98 (mmHg). At the time of admission, 63.9% of the study subjects had an increased respiratory rate, while 36.1% had a normal respiratory rate. The average respiratory rate value was 22.77 ± 3.4 (breaths per minute). Out of a total of 40 out of 61 subjects who underwent arterial blood gas analysis upon admission, 50% had decreased PaO2 levels, 12.5% had metabolic acidosis, and 32.5% had increased PaCO2 levels. The average values for PaO2 were 80.55 ± 25.18 mmHg, pH was 7.42 ± 0.67, and PaCO2 was 43.1 ± 13 mmHg.Conclusion: he majority of the research subjects were discharged in stable condition, accounting for 98%, while the remaining 2% of severe cases had to be transferred to the ICU, with no fatalities. The length of hospital stay ranged from 4 to 23 days, with an average of 8 days.
Key word: COPD, arterial blood gas, Can Tho General Hospital.
*Corressponding author
Email address: pttai@vttu.edu.vn
Phone number: 0947.401.446
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Những bệnh nhân COPD thường là những bệnh nhân nặng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Để giúp các thầy thuốc lâm sàng có được thông tin của bệnh nhân COPD từ đó có kế hoạch phòng bệnh, quản lý điều trị tốt, hạn chế số lần nhập viện, giảm được thời gian và chi phí điều trị cũng như tỉ lệ tử vong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân COPD đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ 2023” với các mục tiêu sau:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023.
- Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD và được nhập viện điều trị tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
- Tiêu chuẩn chẩn đoán COPD: bệnh nhân đã có chẩn đoán COPD trước đó, dựa vào hồ sơ quản lí ngoại trú có kết quả đo chức năng hô hấp trong vòng 12 tháng với FEV1/FVC < 0,7 sau nghiệm pháp hồi phục phế quản [35].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp COPD: Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ECOPD) đặc trưng bởi sự gia tăng tình trạng khó thở và/hoặc ho có đờm trong thời gian <14 ngày, có thể kèm theo thở nhanh và/hoặc nhịp tim nhanh, thường liên quan đến viêm cục bộ và hệ thống do nhiễm trùng, ô nhiễm hoặc các tác khác gây hại cho đường thở [4].
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.
- Bệnh nhân mắc các vấn đề về mạch máu phổi như tắc nghẽn, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp và rối loạn nhịp tim.
- Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không rõ ràng.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023.
- Địa điểm: BV Đa Khoa TP Cần Thơ.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu và phân tích.
Cỡ mẫu: thuận tiện 47 mẫu
Nội dung nghiên cứu:
Thu thập số liệu hồi cứu từ hồ sơ bệnh án.
– Tiến hành thu thập số liệu theo các bước:
+ Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.
+ Đến khoa khám Bệnh viện Đa Khoa TP Cần Thơ, lấy danh sách đối tượng nghiên cứu.
+ Ghi nhận số liệu của đối tượng nghiên cứu.
+ Lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
Phương pháp phân tích số liệu: phần mềm SPSS 20.0.
Y đức: Sau khi được thông qua bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học của Trường Đại học Võ Trường Toản, đã tiến hành nghiên cứu theo các tiêu chí đạo đức trong lĩnh vực nghiên cứu y học, tôn trọng quyền riêng tư và không tiết lộ thông tin bệnh nhân cũng như kết quả xét nghiệm.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Huyết áp lúc nhập viện
Bảng 1. Huyết áp lúc nhập viện.
Tăng | Bình thường | Tổng | |
Tần số | 35 | 26 | 61 |
Tỉ lệ (%) | 57,4 | 42,6 | 100 |
Trung bình | 142,62 ± 27,982 (mmHg) |
Nhận xét:
Tại thời điểm nhập viện, có 57,4% đối tượng nghiên cứu có huyết áp tăng, 42,6% đối tượng có huyết áp bình thường. Giá trị huyết áp trung bình là 142,62 ± 27,98 (mmHg).
Tần số thở lúc nhập viện.
Bảng 2. Tần số thở lúc nhập viện.
Tăng | Bình thường | Tổng | |
Tần số | 39 | 22 | 61 |
Tỉ lệ (%) | 63,9 | 36,1 | 100 |
Trung bình | 22,77 ± 3,4 (lần/phút) |
Nhận xét:
Tại thời điểm nhập viện, có 63,9% đối tượng nghiên cứu có tần số thở tăng, 36,1% đối tượng có tần số thở bình thường. Giá trị tần số thở trung bình là 22,77 ± 3,4 (lần/phút).
Khí máu động mạch lúc nhập viện.
Bảng 3. Kết quả khí máu động mạch lúc nhập viện
Khí máu động mạch (n =40 ) | PaO2 (n, %) | pH (n, %) | PaCO2 (n, %) |
Tăng | 8 (20%) | 10 (25%) | 13(32,5%) |
Bình thường | 12 (30%) | 25 (62,5%) | 13 (32,5%) |
Giảm | 20 (50%) | 5 (12,5%) | 14 (35%) |
Trung bình | 80,55 ± 25,18 (mmHg) | 7,42 ±0,67 | 43,1 ± 13(mmHg) |
Nhận xét:
Trong tổng số 40/61 đối tượng được thực hiện khí máu động mạch lúc nhập viện, 50% trường hợp có tình trạng giảm PaO2 máu, 12,5% có toan hóa máu và 32,5% có tăng PaCO2 máu. Giá trị trung bình của PaO2 là 80,55 ± 25,18 mmHg, pH là 7,42 ± 0,67 và của PaCO2 là 43,1 ± 13 mmHg.
Tình trạng bệnh nhân sau điều trị.
Nhận xét:
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều được xuất viện với tình trạng ổn định chiếm 98%, còn lại 2% trường hợp nặng hơn phải chuyển khoa ICU, không có trường hợp nào tử vong.
- BÀN LUẬN
Huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận rằng tại thời điểm nhập viện, 57,4% bệnh nhân có huyết áp tâm thu tăng ≥ 140 mmHg, với giá trị trung bình là 142,62 ± 27,98 mmHg. Kết quả này cao hơn so với một số nghiên cứu khác, bao gồm nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiên Giang (2018) với giá trị trung bình là 129 ± 24 mmHg [1] và Lý Phát (2016) với giá trị trung bình là 136,8 ± 25,7 mmHg [2]. Sự khác biệt này có thể do tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp không giống nhau trong các nghiên cứu.
Tần số thở
Về tần số thở lúc nhập viện, trong nghiên cứu của chúng tôi, 63,9% bệnh nhân ghi nhận có tần số thở tăng, với mức trung bình là 22,77 ± 3,4 lần/phút. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trần Xuân Quỳnh (2014), trong đó cũng ghi nhận mức trung bình tần số thở là 23,6 ± 3,3 lần/phút [22], và cũng tương đương với nghiên cứu của Lý Phát (2016) với mức trung bình là 22,7 ± 2,4 lần/phút [21].
Khí máu động mạch
Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân có giảm PaO2, tăng PaCO2 và toan máu trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với kết quả của các nghiên cứu khác. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi sự khác nhau về đặc điểm mẫu nghiên cứu như độ tuổi, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, mức độ nặng của đợt cấp, và tỉ lệ bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch (trong nghiên cứu của chúng tôi là 40/61, khác với 34/103 trong nghiên cứu của Lý Phát và 51/96 như của Nguyễn Thị Thùy Trang).
Tình trạng bệnh nhân sau điều trị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Lý Phát (2016), trong đó tất cả các bệnh nhân đã được xuất viện trong tình trạng ổn định [2]. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2016) cũng cho thấy 99% bệnh nhân đã có sự cải thiện và chỉ có 1% bệnh nhân nặng hơn khi được xuất viện [3].
Nam giới chiếm 97% và nữ giới chiếm 3% trong số bệnh nhân, có 80,3% bệnh nhân có nghề nghiệp không liên quan đến bụi. tuổi trung bình của các bệnh nhân là 67,56 ± 13,18 tuổi.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy: bạch cầu tăng 65,6%, CRP tăng 70%.
40 trường hợp được xác định khí máu động mạch, có giảm PaO2 là 50%, toan hoá máu là 12,5%, và tăng PaCO2 là 32,5%.
Các yếu tố thúc đẩy COPD đợt cấp: nhiễm trùng chiếm 90%, gắng sức chiếm 7%, 3% số bệnh nhân không rõ nguyên nhân.
Sau 3 ngày và 7 ngày điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã có xu hướng giảm và tiến gần về giá trị bình thường.
Sau quá trình điều trị, 99% bệnh nhân có tình trạng ổn định, 1% bệnh nhân nặng hơn đã chuyển vào ICU, và không có trường hợp nào tử vong.
Số ngày nằm viện dao động từ 4 đến 23 ngày, với trung vị là 8 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Thị Kiên Giang (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố thúc đẩy và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện tại Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017 – 2018, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Lý Phát (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố thúc đẩy và kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Nguyễn Thị Thùy Trang (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân có đợt cấp COPD nhập viện khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2015 – 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ.
- GOLD (2023), “Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2023 Report: GOLD Executive Summary”, Am J Respir Crit Care Med.
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC
(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)