KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CHẸN KÊNH CALCI TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN ĐAI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

0

Lê Hoài Thanh, Nguyễn Thị Thu Sen, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Thế Vinh, Phan Thành Tài, Nguyễn Kim Vượng, Nguyễn Hùng Trấn, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Thị Phi Loan, Đặng Quốc Toàn, Nguyễn Tấn Sinh Huy

Đại Học Võ Trường Toản

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại việt nam và trên thế giới, để lại hậu quả nặng nề về thể chất, tinh thần và kinh tế, tỉ lệ bệnh, biến chứng và tử vong không ngừng gia tăng hàng năm. Mục tiêu (1) xác định tỉ lệ của nhóm thuốc chẹn kênh Calci điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp, (2) Xác định hiệu quả trên lâm sàng của nhóm thuốc chẹn kênh Calci đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứ và phân tích, chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 135 bệnh nhân được chẩn đoán chính Tăng huyết áp trên 18 tuổi. Kết quả: Nhóm thuốc chẹn kênh Calci chiếm tỷ lệ cao (77,8%) so với các thuốc còn lại (23,2%), dùng để điều trị tăng huyết áp tại khoa khám trong thời gian nghiên cứu. Tỷ số chênh giữa đạt huyết áp mục tiêu khi có sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci ở nam và nữ là 1,093. Nghiên cứu cho kết quả giữa bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt là 86,2% và 87,2%. Nghiên cứu ghi nhận chưa có mối liên quan giữa giới tính với kết quả điều trị THA (p>0,05). Kết luận: Trong 105 bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn kênh Calci, bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ khá cao với 86,7%, tỷ lệ bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ thấp là 13,3%.

Từ khóa: Tăng huyết áp, Thuốc chẹn canxi, Khoa Khám BV Đại học Võ Trường Toản

*Tác giả liên hệ:

Email address: pttai@vttu.edu.vn

Phone number: 0947.401.446

SURVEY ON THE USE OF CALCIUM CHANNEL BLOCKERS

IN PATENTS WITH RISK OF BLOOD PRESSURE AT THE EDUCATION DEPARTMENT VO TRUONG TOAN UNIVERSITY HOSPITAL

Le Hoai Thanh, Nguyen Thi Thu Sen, Nguyen Thanh Hai, Nguyen Xuan Dang, Nguyen The Vinh, Phan Thanh Tai, Nguyen Kim Vuong, Nguyen Hung Tran, Nguyen Tan Loc, Nguyen Thi Phi Loan, Dang Quoc Toan, Nguyen Tan Sinh Huy

Vo Truong Toan University

ABSTRACT

Background: Hypertension is the most common cardiovascular disease, the leading cause of death in Vietnam and in the world, leaving severe physical, mental and neurological consequences. In reality, the rate of disease, complications and death continues to increase every year. Objectives (1) determine the rate of treatment of calcium channel blockers in hypertensive patients, (2) determine the clinical effectiveness of calcium channel blockers in hypertensive patients. Subjects and Methods: Cross-sectional descriptive study with retrospective analysis and selection of a convenient sample size of 135 patients with primary diagnosis of Hypertension over 18 years old. Results: Calcium channel blockers accounted for a high proportion (77.8%) compared to the remaining drugs (23.2%), used to treat hypertension in the clinic during the study period. The odds ratio between achieving target blood pressure when using calcium channel blockers in men and women is 1.093. The study showed that female and male patients achieved target blood pressure at nearly equal rates, 86.2% and 87.2%, respectively. The study noted that there was no relationship between gender and the results of hypertension treatment (p>0.05).Conclusion:Among 105 patients using calcium channel blockers, the proportion of patients achieving target blood pressure was quite high at 86.7%, the proportion of patients not reaching target blood pressure was at a low rate of 13. 3%.

Key word: Hypertension, Calcium blockers, Vo Truong Toan University Hospital Department of Examination

*Corressponding author

Email address: pttai@vttu.edu.vn

Phone number: 0947.401.446

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, năm 2019 có 25% dân số mắc các bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị [2]. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành là 26,2% tương đương với khoảng 17 triệu người [3].

Khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản mỗi năm tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân tăng huyết áp và những người bệnh đó phải tái khám hằng tháng vì tình trạng bệnh này. Tuy nhiên đến nay chưa có khảo sát nào ghi nhận hiệu quả, chỉ định, độc tính,… của nhóm thuốc chẹn kênh Calci. Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chẹn kênh Calci trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản ” với hai mục tiêu sau:

  1. Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị tăng huyết áp tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.
  2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi dùng thuốc chẹn kênh Calci để điều trị bệnh tăng huyết áp trong thời gian nghiên cứu tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.
  3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên được điều trị tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 11/2022 đến tháng 05/2023.

Tiêu chuẩn lựa chọn

Người bệnh đã được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp trước đây, không phân biệt nam giới hay nữ giới.

Người từ 18 tuổi trở lên.

Phải đang được điều trị tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 11/2022 đến tháng 05/2023.

Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, địa chỉ rõ ràng, cụ thể.

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.

Những bệnh nhân có bệnh án không đầy đủ và rõ ràng.

Bệnh nhân không có khả năng nghe, hiểu và trả lời như mắc bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ, câm điếc

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

  • Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2023 đến tháng 06/2023.
  • Địa điểm: tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu và  phân tích.

Cỡ mẫu: thuận tiện 135 mẫu

Nội dung nghiên cứu:

Thu thập số liệu hồi cứu từ hồ sơ bệnh án.

– Tiến hành thu thập số liệu theo các bước:

+ Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.

+ Đến khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, lấy danh sách đối tượng nghiên cứu.

+ Ghi nhận số liệu của đối tượng nghiên cứu.

+ Lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

Phương pháp phân tích số liệu: phần mềm SPSS 20.0.

Y đức: Nghiên cứu được thực hiện khi đã có sự chấp thuận của Hội đồng khoa học trường đại học Võ Trường Toản và ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành:

+ Bệnh nhân và gia đình được giải thích rõ ràng, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào nếu cảm thấy có bất kỳ điều gì chưa hợp lý.

+ Giữ bí mật thông tin về bệnh nhân đã được cung cấp, không cung cấp hay buôn bán thông tin bệnh nhân dưới mọi hình thức. Luôn tôn trọng, thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân.

 

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm về tuổi

Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi

Độ tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)
18 – 39 2 1,5
40 – 64 77 57,0
≥ 65 56 41,5
Tổng 135 100,0
Tuổi trung bình + Độ lệch chuẩn 62,33 ± 11,373
Tuổi nhỏ nhất – lớn nhất 35 – 93

Nhận xét:

Tuổi trung bình của toàn mẫu là: 62,33 ± 11,373.

Bệnh nhân nằm trong nhóm độ tuổi 40 – 64 chiếm tỉ lệ cao nhất với 57%.

Đứng vị trí thứ hai là nhóm bệnh nhân nằm trong độ tuổi ≥ 65 chiếm tỷ lệ 41,5%. Và cuối cùng là nhóm độ tuổi 18 – 39 (1,5%). Bệnh nhân có số tuổi nhỏ nhất và lớn nhất trong nghiên cứu lần lượt là 35 và 93 tuổi.

Tỷ lệ sử dụng thuốc chẹn kênh Calci trên bệnh nhân THA

Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng thuốc chẹn kênh Calci

Nhóm thuốc Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chẹn kênh Calci 105 77,8
Khác 30 23,2
Tổng 135 100

Nhận xét:

Nhóm thuốc chẹn kênh Calci chiếm tỷ lệ cao (77,8%) so với các thuốc còn lại (23,2%), dùng để điều trị tăng huyết áp tại khoa khám trong thời gian nghiên cứu.

Tần suất sử dụng từng thuốc trong nhóm chẹn kênh Calci

Bảng 3. Tần suất sử dụng từng thuốc trong nhóm chẹn kênh calci

Tên thuốc Tần số (n) Tỷ lệ ỷ lệ  (%)
Amlodipin 5mg 71 67,6
Nifedipin 20mg 34 32,4

Nhận xét:

Trong nhóm thuốc chẹn kênh Calci, có hai thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp tại khoa khám lần lượt là Amlodipin 5mg (67,6%) và Nifedipin 20mg (32,3%).

Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi dùng thuốc chẹn kênh Calci  tại khoa khám Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.

Bảng 4. Huyết áp mục tiêu của bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn kênh Calci

Huyết áp mục tiêu Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đạt 91 86,7
Không đạt 14 13,3
Tổng 105 100,0

Nhận xét:

 Trong 105 bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn kênh Calci, bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ khá cao với 86,7%, tỷ lệ bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ thấp là 13,3%.

 

  1. BÀN LUẬN

Độ tuổi

Về độ tuổi: Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của toàn mẫu là 62,33 ± 11,373. Bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tổng số là 57%, kế đến là nhóm bệnh nhân ≥ 65 chiếm tỷ lệ 41,5%, còn lại là nhóm bệnh nhân 18 – 39 tuổi chiếm 1,5%.

Bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tổng số là 57,0% trên 135 bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị tại khoa Khám bệnh viện đại học Võ Trường Toản. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của tác giả: Bùi Mai Nguyệt Ánh và các cộng sự Nguyễn Tấn Phúc, Đào Duy Kim Ngà, Hoàng Thy Nhạc Vũ với độ tuổi trung bình là 60 ± 6,7 [1].

Tỷ lệ sử dụng thuốc chẹn kênh Calci trên tổng số bệnh nhân THA

Qua khảo sát 135 bệnh nhân điều trị tại khoa Khám bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, kết quả ghi nhận được thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng với tỷ lệ cao (77,8%). Thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng nhiều là do tính hiệu quả, an toàn và dễ dung nạp đã được chứng minh trong điều trị tăng huyết áp.

Điều này phù hợp với khuyến cáo điều trị của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam năm 2021 với nhóm thuốc chẹn kênh Calci là thuốc sử dụng đầu tay trong điều trị THA do hiệu quả hạ áp của nó cũng như phòng ngừa các biến cố tim mạch có thể xảy ra [5]. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh về động mạch vành, suy tim, đái tháo đường type 2, hoặc bệnh thận

Tần suất sử dụng từng thuốc trong nhóm chẹn kênh Calci

Trong các thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh viện đại học Võ Trường Toản, Amlodipin là thuốc chẹn kênh Calci chiếm tỷ lệ được sử dụng cao nhất với 35,9%. Hơn thế nữa, Amlodipin cũng là thuốc có tỷ lệ cao trong việc dùng đơn độc để điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp (34,3%). Điều này phù hợp với chì định được FDA chấp thuận là lựa chọn hàng đầu tuyệt vời trong số nhiều lựa chọn thuốc hạ huyết áp. Amlodipin có hiệu quả cao trong điều trị tăng huyết áp và cơn đau thắt ngực ổn định

Đánh giá kết quả điều trị khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci

Trong 105 bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn kênh Calci, bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ cao với 86,7%, bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ 14,3%. Tỷ lệ 86,7% này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Trường Giang và các đồng nghiệp đã được tiến hành vào năm 2022 với tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 86,9% [4]. Tỷ lệ của nghiên cứu trên là cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sơn năm 2012 với tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp chiếm 61,54% [6].

  1. KẾT LUẬN

Trong 105 bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn kênh Calci, bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ cao với 86,7%, bệnh nhân nam chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ 14,3%.

Trong 47 bệnh nhân nam có sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci, 41 bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ cao với 87,2% còn lại có 6 bệnh nhân nam chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ 12,8%.

Tương tự ở giới nữ có 50 bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu trên tổng số 58 bệnh nhân nữ khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci, chiếm tỷ lệ 86,2%, bệnh nhân nữ chưa đạt huyết áp mục tiêu chiếm 13,8%.

Nghiên cứu chưa ghi nhận có mối liên quan giữa giới tính và kết quả điều trị THA khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci, không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Nhóm tuổi ≥ 65 có tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh Calci chiếm tỷ lệ cao là 90,2%, nhóm tuổi 40-64 cũng có tỷ lệ cao là 84,6% và nhóm tuổi còn lại 18-39 chiếm tỷ lệ 50%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Mai Nguyệt Ánh, Đào Duy Kim và cs (2021), “Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa thống nhất tỉnh đồng nai năm 2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, 502 (1), tr. 39 – 42.
  2. Bộ Y Tế (2019), Điểm tin Y tế ngày 13/06/2019, Cổng thông tin điện tử, Bộ Y Tế.
  3. Bộ Y Tế (2022), Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến cơ sở năm 2022, Cuộc họp về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến Y tế cơ sở.
  4. Lê Trường Giang và các cộng sự. (2022), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021-2022”, Tạp chí Y học Cần Thơ – Số 51/2022, tr. 221 – 228.
  5. Huỳnh Văn Minh (2021), Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021, Hội tim mạch Việt Nam.
  6. Nguyễn Hồng Sơn (2012), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Dầu Giây huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
(Visited 16 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.