Y học gia đình (YHGD) là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe (CSSK) toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên ngành rộng, lồng ghép giữa y học lâm sàng với sinh học và khoa học hành vi. YHGD phát triển theo sự phát triển của kinh tế xã hội và nguồn lực đầu tư cho y tế.
Ngành YHGD phát triển mạnh tỏng những năm gần đây, tháng 8 năm 2019, Bộ y tế đã có quyết định quy định về điều kiện để một bác sĩ đa khoa được khám, chữa bệnh theo y học gia đình bao gồm:
- Thứ nhất, có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Y học gia đình.
- Thứ hai, có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về Y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
- Thứ ba, có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về Y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 03 tháng.
Ngoài ra, bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).
Như vậy trình độ bác sĩ phải rất chắc chắn, đầy đủ pháp lý về mọi phương diện mới được phép hành nghề y học gia đình.
Y học gia đình có 6 nguyên lý chỉ đạo trong phương thức hành nghề, mục đích hành nghề. Bao gồm:
- Liên tục
- Toàn diện
- Phối hợp
- Cộng đồng
- Phòng bệnh
- Gia đình
Chăm sóc liên tục: Tính liên tục trong CSSK là một nguyên tắc căn bản của chuyên ngành YHGĐ, và là một đặc trưng mà các BSGĐ áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ CSSK. Trong YHGĐ, các bác sĩ xây dựng được một mối quan hệ lâu dài với từng cá nhân, thay vì chỉ tập trung vào một bệnh. Quá trình thực hành của BSGĐ là lấy con người làm trung tâm thay vì lấy bệnh tật làm trung tâm. Người dân/ người bệnh sẽ được các bác sĩ quản lí, theo dõi, CSSK và khám chữa bệnh (KCB) trong thời gian dài và không bị giới bạn bởi bất cứ giai đoạn bệnh lý cụ thể nào. Tính liên tục trong CSSK, có 3 khía cạnh cần được xem xét: Tính thông tin, tính liên tục theo thời gian và mối quan hệ giữa các cá nhân. Tính liên tục về thông tin liên quan đến việc thu thập và cập nhật các thông tin của người bệnh và gia đình họ liên quan đến tình trạng sức khỏe, sử dụng và tiếp cận các thông tin giúp cải thiện hiệu quả CSSK người bệnh. Thông tin được lưu giữ bằng hồ sơ quản lý sức khỏe (QLSK), có thể ở dưới dạng hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ giấy. Tính liên tục theo thời gian đề cập đến quy trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất quán và thống nhất trong việc thỏa mãn các nhu cầu CSSK cho một người bệnh trong thời gian dài. Tính liên tục trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thể hiện mối liên hệ mật thiết trong công tác CSSK giữa người bệnh, gia đình họ và bác sĩ.
Các hành vi để tìm kiếm và những câu hỏi để biết liệu việc liên tục chǎm sóc có được thực hiện không là:
– Người thầy thuốc có biết rõ tiền sử của bệnh nhân trước khi có một quyết định không?
– Người thầy thuốc có giải thích cho bệnh nhân về sự quan trọng của việc theo dõi không?
– Người thầy thuốc có bàn bạc với bệnh nhân về các mục đích sức khỏe lâu dài cũng như chữa một bệnh cấp tính không?
– Có sự tin cậy giữa bác sĩ và bệnh nhân không?
– Nếu chúng ta xem xét sổ sách ghi chép liệu có thấy bệnh nhân được người thầy thuốc đó thǎm khám nhiều không? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh mạn tính.
Chăm sóc toàn diện: Quá trình thực hành của BSGĐ giúp cung cấp một cách lồng ghép các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng và các hỗ trợ về mặt thể chất, tâm lý và xã hội cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Chăm sóc toàn diện còn là cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thủ thuật lâm sàng cho những vấn đề sức khỏe thường gặp ở cộng đồng cho mọi đối tượng không phân biệt lứa tuổi, giới tính theo hướng chăm sóc ban đầu lấy người bệnh làm trung tâm.
Đánh giá sự toàn diện của chǎm sóc. Nếu chúng ta muốn thấy sự toàn diện có được thực hiện hay không, chúng ta có thể nhìn vào phác đồ điều trị và sẽ thấy danh mục các vấn đề và danh mục thuốc có được liệt kê không. Thông tin y học ghi nhận được có dễ tiếp cận để sử dụng được không? Có bằng chứng nào chứng tỏ thấy thuốc hiểu được một lời phàn nàn nào đó có nghĩa là gì đối với bệnh nhân không? Có một cách phân biệt một cách rất hùng biện kiểu chǎm sóc bệnh nhân này và gọi là “chǎm sóc lấy bệnh nhân là trung tâm”. Nếu việc chǎm sóc lấy bệnh nhân là trung tâm đang được thực hiện thì cũng sẽ có sự thừa nhận rằng thầy thuốc và bệnh nhân có thể có thời gian biểu riêng. Thí dụ, các bệnh nhân thường đến với những điều hoang tưởng mà ta phải loại trừ trước khi có thể thực hiện việc chǎm sóc toàn diện. Nhiều khi khó mà biết được thời gian biểu của bệnh nhân nếu bác sĩ không cố gắng phát hiện.
Ngoài việc xem xét tất cả các vấn đề sinh học còn cần phải xem xét cả những vấn đề tâm lý và pháp lý nữa:
– Bác sĩ có hiểu biết về khả nǎng bệnh nhân trả tiền cho các loại thuốc hay các xét nghiệm chẩn đoán được chỉ định không?
– Bác sĩ có chứng minh được sự hiểu biết về những vấn đề tâm lý xã hội trong việc chǎm sóc bệnh nhân này không?
– Được biết rõ ràng 50-60% số bệnh nhân bị suy sụp. Vậy chúng ta hỏi về tình trạng này bao nhiêu lần?
– Chúng ta có biết những triệu chứng suy sụp ở các bệnh nhân có những bệnh đã rõ ràng không? Thậm chí điều còn quan trọng hơn là chúng ta có thường luôn biết đến các lời phàn nàn có tính chất tâm – thể ấy không? Thí dụ, chúng ta biết rằng đau ngực trong điều kiện chǎm sóc ban đầu thường không phải do bệnh tim gây ra (ngược lại với điều xảy ra ở phòng khám của bác sĩ tim mạch). Thật vậy, một bệnh nhân đau ngực cấp tính đến chỗ bác sĩ gia đình thì chẩn đoán thường là rối loạn do hoảng sợ hơn là do bệnh động mạch vành.
Đa khoa tổng quát (chăm sóc phối hợp): BSGĐ có thể giải quyết được nhiều vấn đề SK khác nhau khi một đối tượng đến gặp ở lần tiếp xúc đầu tiên. Khi cần thiết, BSGĐ cần đảm bảo việc chuyển người bệnh một cách hợp lý và đúng thời điểm đến các dịch vụ chăm sóc của chuyên khoa khác. Trong những tình huống này, BSGĐ đóng vai trò là người điều phối, giống như một nhạc trưởng trong việc CSSK. BSGĐ chịu trách nhiệm quản lý sức khỏe cho người bệnh theo thời gian, đây chính là một chức năng quan trọng trong CSSK.
Hành vi tìm kiếm và những câu hỏi để xác định xem việc phối hợp có được thực hiện không:
– Bác sĩ có bàn bạc với các chuyên gia về việc chǎm sóc bệnh nhân qua điện thoại hoặc trực tiếp không?
– Thỉnh thoảng bác sĩ có đi cùng với bệnh nhân đến chỗ các chuyên gia không?
– Bác sĩ có kế hoạch chǎm sóc bệnh nhân khi vắng mặt họ không?
– Bác sĩ có huấn luyện những người trong phòng khám cách hỗ trợ cho việc phối hợp chǎm sóc không?
– Khi có nhiều người tham gia trong nhóm nhân viên y tế thì ai sẽ nói với bệnh nhân về kết quả chẩn đoán?
Hướng cộng đồng: Nghề nghiệp của người bệnh, yếu tố văn hóa và môi trường là những khía cạnh tác động đến việc CSSK. Sự hiểu biết về mô hình bệnh tật trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến định hướng chẩn đoán của bác sĩ và giúp họ đưa ra những quyết định liên quan đến việc cung ứng dịch vụ. Các vấn đề của người bệnh cần được nhìn nhận trong bối cảnh cộng đồng địa phương nơi họ sinh sống. BSGĐ phải lưu ý các phong tục tập quán của cộng đồng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá nhân và cả cộng đồng cũng như mô hình sử dụng DVYT của cộng đồng đó.
Các hành vi tìm kiếm và các câu hỏi để xác định xem có sự định hướng vào cộng đồng không:
– Có phải là bác sĩ không những chỉ biết bệnh nhân làm việc gì mà còn biết cả về nơi làm việc, có thể là quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân và nguyên nhân cǎn bệnh mà anh ta mắc phải?
– Bác sĩ có sử dụng các nguồn lực của cộng đồng không?
– Bác sĩ có sử dụng sự hiểu biết về tần suất bệnh tật trong cộng đồng khi chẩn đoán không?
– Bác sĩ có là một thành viên tích cực trong cộng đồng tại đó họ hành nghề không?
Các chẩn đoán và điều trị được thực hiện (thí dụ như điều chỉnh liều lượng insulin) trên cơ sở lối sống của bệnh nhân bên ngoài công sở hoặc bệnh viện hơn là trên cơ sở hành vi ở trong bệnh viện?
Hướng dự phòng: BSGĐ không những chỉ là bác sĩ điều trị bệnh mà còn phải giúp người bệnh dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh tật. Công tác dự phòng là một vấn đề quan trọng trong thực hành YHGĐ đối với cá nhân và cộng đồng, và là một trong những công cụ mạnh mẽ của BSGĐ nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe cho người dân. Nó dựa trên nguyên lý khá đơn giản: Dự phòng bệnh tật trước khi nó thật sự diễn ra và dự phòng các biến chứng của bệnh. Phòng bệnh bao gồm nhiều khía cạnh, đó là nhận biết được những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh.
Các hành vi tìm kiếm và câu hỏi để xác định xem việc dự phòng có được thực hiện không:
- Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh nhân có được xác định và thể hiện trong các sổ sách, bệnh án không?
- Một số nhà lâm sàng cho rằng thông tin phòng bệnh quan trọng đến mức cần được đưa vào danh mục các bệnh. Có tài liệu nào cho thấy có sự thoả thuận với bệnh nhân về việc có thể cần thay đổi hành vi để dự phòng không?
- Quan trọng nhất là có bằng chứng nào cho thấy rằng bác sĩ dự đoán được những khủng hoảng có tính chất qui luật sẽ xảy ra trong cuộc sống của gia đình không? Thí dụ có những vấn đề nhất định sẽ xảy ra trong những nǎm đầu của hôn nhân. Điều rõ ràng là người ta thường ít luyện tập hơn và ǎn uống khác đi sau khi lấy vợ lấy chồng. Phát hiện ra những khủng hoảng xảy ra khi thêm hoặc bớt đi một đứa trẻ và “hội chứng tổ ấm bị trống trải” cũng quan trọng. Các bác sĩ quan tâm đến những khủng hoảng có tính chất qui luật đi kèm theo các nguy cơ khác là thực hiện nguyên tắc dự phòng.
Hướng gia đình: Các BSGĐ cần xem xét sự ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình người bệnh, cũng như sự ảnh hưởng của gia đình đến tình trạng sức khỏe của từng cá thể trong gia đình. Trong quá trình thực hành lâm sàng, các BSGĐ thường sử dụng một số công cụ để đánh giá tác động của gia đình như: Cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chỉ số APGAR, đánh giá SCREEM, chuỗi sự kiện gia đình,… Các BSGĐ cần cung cấp một chương trình chăm sóc toàn diện cho tất cả thành viên trong gia đình, cần nhìn nhận người bệnh trong bối cảnh gia đình, áp dụng cách tiếp cận gia đình trong chăm sóc người bệnh.
Các hành vi tìm kiếm và câu hỏi để xác định xem việc chǎm sóc dựa vào gia đình có được thực hiện không:
- Các số liệu y học có bao gồm bản đồ gen, sơ đồ gia đình, thang điểm Apgar của gia đình và có nhắc đến tình trạng hiện nay trong sơ đồ gia đình không?
- Sơ đồ gia đình được sử dụng trong những tình huống đặc biệt, nhưng bản đồ gen và tình trạng gia đình là cần thiết trong tất cả các phác đồ điều trị bệnh nhân.
- Hệ thống hỗ trợ bệnh nhân có được ghi chép không?
- Có bằng chứng nào cho thấy bác sĩ đang đánh giá ảnh hưởng của bệnh tật đến các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật không?
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC
(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)