Lá trầu không được biết đến như kháng sinh tự nhiên

0

Từ ngàn xưa các cụ ta đã nói miếng trầu là đầu câu chuyện. Lá trầu không thường được biết đến với công dụng dùng để ăn trầu – một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không những thế, trong dân gian còn sử dụng lá trầu với nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu trong chữa bệnh và làm đẹp.

Theo đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ mang lại hiệu quả cao.

 

la - trau- khong
Dùng lá trầu không chữa bệnh viêm da cơ địa có tác dụng khắc phục và làm giảm các triệu chứng của bệnh như giảm ngứa, loại bỏ vi khuẩn, lớp tế bào chết trên da,… hiệu quả. Không những thế còn đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây hại cho da như khi dùng các loại thuốc kháng sinh để bôi.

Chữa các vết lở loét, mụn nhọt:

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.

Ngày làm như vậy 2-3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro đắp vào. Rất chóng khỏi.Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Ngoài cách pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu đun với nước cho sôi kỹ để ấm dùng dần.

Làm thuốc giảm đau:

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

Chữa táo bón:

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.

Chữa viêm họng:

Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa:

Sau khi sinh một số bà mẹ hay bị cương sữa, lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm:

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân:

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín:

Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Chữa bỏng nước sôi:
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Chữa viêm da cơ địa:

Dùng lá trầu không chữa trị viêm da cơ địa rất đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng lá trầu rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh hàng ngày mỗi khi tắm.

Hoặc bạn có thể dùng lá trầu đem nấu nước tắm, phần bã cũng dùng để chà xát cho vùng da nhiễm bệnh hàng ngày. Với cả 2 cách dùng này, các bạn có thể thêm vào đó một chút muối giúp kháng khuẩn, làm sạch da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.

Hạn chế các cơn đau do đầy hơi, khó tiêu:

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết:

Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng:

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

Chữa ho:

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:

– Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.

– Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

Chữa viêm phế quản:

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Khử trùng:

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

Trị nấm:

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Chữa hôi nách:

Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách, do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

tham khỏa thêm:

Lợi ích bất ngờ từ ngải cứu

Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt

Công dụng tuyệt vời giải độc gan và bổ thận từ bài thuốc cỏ tranh đơn giản và rẻ tiền

(Visited 13 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.