Theo dõi diễn biến và xử trí bệnh sốt xuất huyết

0

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến xảy ra tại mỗi địa phương với những biểu hiện khá là đa dạng và tỉ lệ diễn biến bệnh ngày càng cao. Bệnh sốt xuất huyết nếu không được phát hiện sớm để chữa trị thì sẽ dẫn đến tử vong. Do đó bệnh nhân không nên chủ quan khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường có những biểu hiện đột ngột và phát triển qua ba giai đoạn đó là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra vào ngày thứ 3 đến ngày từ 7 kể từ khi mắc bệnh, trong giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể sốt hay giảm sốt và có thêm biểu hiện thoát huyết tương với các hiện tượng như tràn dịch màng phổi, màng bụng, mi mắt bị phù nề, gan to và đau. Khi bệnh nhân bị thoát huyết tương nhiều thì sẽ bị dẫn tới tình trạng bị sốc có các biểu hiện ra bên ngoài như vật vã, bị bứt rứt, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết rất dễ nhận thấy đó là các nốt xuất huyết mọc rải rác ở dưới tay , tay, chân bụng, các nốt có thể tập trung thành các mảng.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Xem thêmSốt xuất huyết, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Dấu hiệu của niêm mạc được thể hiện ở dưới dạng hiện tượng chảy máu mũi, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt không đều… Ở nội tạng thì dấu hiệu xuất huyết được biểu hiện là ở các hệ tiêu hóa, phổi não. Tuy những biểu hiện này có thể xảy ở một số bệnh nhân nhưng sẽ không có hiện tượng thoát huyết tương hay không bị sốc. Do đó trên thực tế bạn cần phải cảnh giác với các hiện tượng của cơ thể.

Giai đoạn phục hồi là giai đoạn kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày sau khi giai đoạn nguy hiểm xảy ra. Thể trạng của người bị sốt xuất huyết được phụchồi dần lên, thường có biểu hiện thèm ăn, đi tiểu nhiều và huyết động bắt đầu ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại. Trong giai đoạn này vẫn cần phải cẩn thận vì nếu như truyền dịch mà không có sự kiểm soát sẽ dẫn tới hiện tượng phù phổi hoặc là suy tim. Lượng bạch cầu ở trong máu sẽ được tăng lên sau khi giai đoạn hạ sốt trải qua, tiểu cầu sẽ dần ổn định về chỉ số bình thường.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Trên đây là ba diễn biến của bệnh, cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để có biện pháp xử lý bệnh phù hợp, nhất là khi có những sự cố trầm trọng xảy ra.

Các mức độ của bệnh sốt xuất huyết

Theo tổ chức về y học thế giới đã khẳng định rằng bệnh sốt xuất huyết có ba mức độ khác nhau. Đó là sốt xuất huyết, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và hiện tượng sốt xuất huyết nặng.

Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo gồm các triệu chứng lâm sàng của bệnh đã nêu trên và kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo như nằm vật vã, người lử đử. Nếu như bệnh nhân có dấu hiệu của triệu chứng đau bụng và ấn vào vùng gan có cảm giác đau. Khi tiến hành xét nghiệm lâm sàng thì có các dấu hiệu hồng cầu tăng cao, tiểu cầu thì bị giảm mạnh.
Sốt xuất huyết nặng khi người bệnh có các biểu hiện ra ngoài như thoát huyest tương nặng dẫn tới hiện tượng sốc hay còn gọi là sốc sốt xuất huyết, có dấu hiệu ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng, xuất huyết nặng và suy tạng.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Hiện tượng xuất huyết nặng được thể hiện dưới tình trạng cơ thể của bệnh nhân đó là hiện tượng chảy máu cam, bị rong kinh, các nội tạng ở trong cơ thể bị xuất huyết nặng và xuất huyết nặng cũng thường xảy ra ở các bệnh nhân dùng thuốc aspirin, hay các bệnh nhân có tiền sử về bệnh loét tá tràng, viêm gan mãn tính.

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin để phòng chữa bệnh và các loại thuốc để chữa trị đặc hiệu, diễn biến của bệnh khá là đa dạng, và có sự chuyển biến nhanh chóng. Do đó mọi người cùng với ngành y tế phải có những hoạt động chặt chẽ để có thể phòng chống bệnh.

Xem thêm: Một số bệnh thường gặp về đường tiêu hóa

(Visited 17 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.