Hệ miễn dịch – chiến binh thầm lặng

0

Hệ thống miễn dịch là “hàng rào tự nhiên” giúp cơ thể trẻ tránh xa bệnh tật. Tìm hiểu đặc điểm hệ miễn dịch để có cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các tế bào đặc biệt, protein, các phân tử và các cơ quan, có tác dụng bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có hại mỗi ngày. Đa phần, hệ thống miễn dịch đóng vai trò tuyệt vời trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu gặp vấn đề với hệ thống miễn dịch, đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta dễ gặp bệnh tật.

maxresdefault

Hệ thống miễn dịch được ví như “hàng rào tự nhiên” của cơ thể chống lại các sinh vật gây bệnh và những kẻ xâm lược khác. Khi yếu tố gây bệnh tấn công cơ thể, chúng sẽ bị các tế bào và phân tử có tính kháng sinh của hệ thống miễn dịch kịp thời ngăn chặn và xử lý. Tiếp đó, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một mạng lưới các tế bào và phân tử làm việc hiệu quả với nhau để loại trừ chúng.

Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ

Khi còn là bào thai, trẻ sơ sinh nhận kháng thể được truyền từ mẹ và khi ra đời, trẻ nhận được kháng thể qua nguồn sữa mẹ cho bú. Tuy nhiên, đây chỉ là kháng thể bảo vệ bé tạm thời, gọi là “miễn dịch thụ động”. Kháng thể này tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và sẽ suy giảm rất nhanh từ khi bé bắt đầu.

Sau đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng còn chưa hoàn thiện. 2/3 hệ miễn dịch được tìm thấy trong đường ruột, số tế bào miễn dịch còn lại nằm rải rác khắp cơ thể bé. Do còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ, hiệu quả bảo vệ của hệ miễn dịch bé lúc này vẫn còn hạn chế, khiến bé dễ bị mắc một số loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng,…

Hệ miễn dịch - chiến binh thầm lặng

Hệ miễn dịch – chiến binh thầm lặng

Xem thêm:

Tại sao cần tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ?

Từ khi bắt đầu cai sữa, lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ ngày càng giảm, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Phải đến khi 3-4 tuổi, hệ thống này mới dần sản xuất đầy đủ các kháng thể chống tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm là rất quan trọng. Trẻ có khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất và trí tuệ hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ giúp bé bảo vệ hệ miễn dịch trong giai đoạn này.

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Cách tốt nhất để xây dựng cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong trường hợp phải cho trẻ uống sữa ngoài, mẹ hãy chọn các loại sữa có bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch.

Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung những chất sau đây:

1. Prebiotics

Prebiotics khuyến khích các vi khuẩn có lợi cho dạ dày của trẻ. Cung cấp đủ các vi khuẩn có lợi là cần thiết để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại vi khuẩn có hại. Các loại thực phẩm có chứa prebiotics là: chuối, cà chua, măng tây, hành tây, atiso, tỏi, ngũ cốc,… Những loại sữa có thành phần chứa probiotics cũng tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

2. Chất sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành protein trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ về nhận thức, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Chế độ ăn của trẻ có chứa đầy đủ sắt sẽ gồm những loại thực phẩm như: thịt (đặc biệt là thịt đỏ), gan động vật (không nên ăn quá nhiều để tránh bị dư vitamin A), trái cây sấy khô, ngũ cốc, đậu nành, các loại rau màu xanh

3. Kẽm

Kẽm là khoáng chất có mặt trong các tế bào của cơ thể. Kẽm giúp cơ thể sản xuất ra tế bào mới và các enzym cần thiết hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Kẽm còn giúp chữa lành các vết thương. Cơ thể ít có khả năng dự trữ kẽm, do đó, bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ là điều quan trọng. Các thực phẩm chứa kẽm là: thịt, sữa, phô mai, bánh mì, ngũ cốc,…

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

4. Vitamin D

Vitamin D đóng một phần trong chức năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng. Vitamin D cũng giúp trẻ phòng chống dị ứng. Nguồn cung cấp vitamin D hiệu quả là ánh sáng mặt trời – cơ thể sẽ sản xuất ra vitamin D khi các tia UVB chiếu sáng trên da. Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng những loại thực phẩm như: các loại cá béo (cá hồi, cá thu), trứng, sữa, bơ thực vật, ngũ cốc,…

5. Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vitamin C giúp cơ thể trẻ không bị các loại bệnh cảm cúm thông thường. Các loại thực phẩm giàu vitamin C nên được bổ sung trong chế độ ăn của trẻ mỗi ngày, bao gồm: cam, quýt, bưởi, kiwi, khoai lang, bông cải xanh, cà chua,…

6. Vitamin A

Vitamin A hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách tạo ra các kháng thể có ích cho hệ miễn dịch. Trẻ có thể bổ sung vitamin A từ: sữa chua, phô mai, trứng, rau màu xanh đậm (súp lơ, cải xoăn, rau bina,…), củ quả màu sáng (cà rốt, khoai lang, xoài,…).

Tìm hiểu thêm Thông tin y học Việt Nam

(Visited 14 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.