Giảm đau bằng chườm nóng hay chường lạnh?

0

Chườm hay đắp lên vùng đau nhiệt độ nóng hoặc lạnh là phương pháp điều trị bằng vật lý sử dụng tác dụng của nhiệt độ  được gọi là nhiệt trị liệu. Phương pháp này giúp giảm đau, giảm sưng rất nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và kết quả phục hồi tốt. Tùy tình trạng thương tổn và thời điểm có chỉ định sử dụng nóng hay lạnh.

Nóng hay lạnh?

Tác dụng của chườm (đắp) nhiệt

Chườm nóng hay lạnh được quyết định bởi tác dụng của nhiệt độ lên vùng bị đau hay gặp vấn đề, hiểu được tác dụng của từng cách chườm giúp chúng ta linh động và biết cách ứng dụng trong các trường hợp khác nhau.

Tác dụng của chườm nóng

  • Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho quá trình liền vết thương nhanh.
  • Tác dụng làm giãn cơ, dây chằng; giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau.
  • Tác dụng làm cho thân nhiệt tăng.

 Tác dụng chườm lạnh

  • Tác dụng làm giảm sung huyết cục bộ.
  • Giảm đau do chấn thương cơ, dây chằng.
  • Giảm thân nhiệt.

Các trường hợp nên và không nên chườm nhiệt

Tuy chườm là một phương pháp đơn giản nhưng cũng cần phân biệt rõ các trường hợp nên và không nên chườm nhiệt để tránh sai lầm khi sử dụng.

Chườm nóng Chườm lạnh
Nên Cơn đau dạ dày, gan, thận hoặc khớp
Viêm thanh quản, viêm khí quản.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng, người già khi trời rét.
Cơn đau mạn tinh
Thân nhiệt tăng cao.
Xuất huyết đường tiêu hóa.
Chấn thương sọ não.
Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cho bệnh cường tuyến giáp.
Nhiễm khuẩn, áp xe…
Không nên Viêm ruột thừa.
Viêm phúc mạc.
Các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây mù.
Các trường hợp xuất huyết.
Đau bụng không rõ nguyên nhân.
Chấn thương 24 giờ đầu vì dễ gây chảy máu lại do giãn mạch.
Thân nhiệt thấp, người già yếu.
Tuần hoàn cục bộ giảm hoặc bệnh nhân táo bón.
Xuất huyết đường hô hấp.

Dụng cụ chườm nhiệt

Chườm nóng cục bộ được áp dụng cho một khu vực cụ thể:

  • Chai nước nóng.
  • Túi chườm nóng.
  • Nhiệt ẩm (nóng, khăn ướt).
  • Vòi xịt nước nóng.

Nhiệt hệ thống làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn:

  • Tắm nước nóng.
  • Phòng tắm hơi.

Chườm lạnh bằng:

  • Một túi nước đá.
  • Một khăn ẩm đã được đặt trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
  • Một gói gel lạnh.
  • Một túi rau quả đông lạnh.

Túi chườm nóng lạnh bằng gel y tế

Lưu ý khi chườm

Khi chườm nóng, cần lưu ý nhiệt độ thích hợp để chườm từ 40-600C, nhiệt độ cao hơn có thể gây bỏng; Thời gian chườm trung bình mỗi lần 20 – 30 phút. Nếu cần chườm nhiều lần thì phải sau 2 – 3 giờ mới được chườm lại (Chườm nóng liên tục làm cho da mềm, lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ…)

Khi chườm lạnh, cần lưu ý đến thân nhiệt bệnh nhân, trường hợp chườm quá lạnh có thể đẩy nhiệt độ toàn thân xuống dưới mức trung bình; không chườm lạnh ngay sau khi tiếp xúc nguồn nhiệt cao; khi thân nhiệt cao cần chườm lạnh từ từ không chườm lạnh đột ngột gây sock nhiệt.

(Visited 2 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.