Nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý sớm

0

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Khái niệm

Rối loạn Tăng động giảm chú ý (ADHD) đặc trưng bởi sự giảm duy trì chú ý và tăng mức độ xung động ở trẻ em hoặc vị thành niên so với trẻ cùng lứa tuổi và mức độ phát triển.
ADHD không được chẩn đoán khi triệu chứng xảy ra ở trẻ em, trẻ vị thành niên hoặc người trưởng thành mắc rối loạn phát triển lan tỏa, TTPL hoặc rối loạn loạn thần khác.
II. Chẩn đoán xác định
1. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán
– Phải có cả hai tiêu chuẩn giảm chú ý và tăng động – xung động.
– Cả hai rối loạn đều xuất hiện sớm trước 5 tuổi (ICD – 10), trước 7 tuổi (DSM – IV) và biểu hiện phải rõ rệt so với độ tuổi và thời kỳ phát triển.
– Các rối loạn đó phải lan tỏa trong nhiều môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội) và kéo dài ít nhất 6 tháng.
– Phải có bằng chứng rõ ràng các rối loạn này ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ bàn bè giảm sút khả năng học tập, trở ngại trong những việc làm phù hợp với tuổi phát triển.
– Các rối loạn đó không phải do tự kỷ, tâm thần phân liệt hay các rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần khác như: rối loạn cảm xúc, lo âu, rối loạn phân ly, rối loạn nhân cách…)
2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán 
Chẩn đoán tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-TR-IV như sau:
a. Giảm chú ý: có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng sau của giảm chú ý, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần:
1. Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
2. Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động chơi.
3. Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ .
4. Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).
5. Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.
6. Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
7. Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).
8. Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
9. Thường quên các hoạt động hằng ngày.
b. Tăng hoạt động: có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng của tăng hoạt động – xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.
Tăng động:
1. Cử động chân tay liên tục hoặc không ngồi yên.
2. Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.
3. Thường chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
4. Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
5. Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”.
Xung động:
1. Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh
2. Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.
3. Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).

(Visited 7 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.