Stress và ung thư

0

Hãy sống một cuộc sống thật vui vẻ các bạn nhé. (Khó nhưng hãy thực hiện nó mỗi ngày)

vui-ve

Bình thường, để đáp ứng với một tình trạng stress, cơ thể đáp ứng với áp lực về thể chất, tinh thần hoặc tình cảm bằng cách giải phóng hormone căng thẳng (như epinephrine và norepinephrine ) làm tăng huyết áp, nhịp tim và làm tăng nồng độ đường trong máu. Những thay đổi này giúp một người hành động với một sức mạnh và tốc độ lớn hơn để thoát khỏi một mối đe dọa.

Tâm lý đóng vai trò như thế nào trong ung thư???

Tâm lý căng thẳng mô tả những gì mọi người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực tinh thần, thể chất hoặc cảm xúc.

Căng thẳng tâm lý đơn thuần không được nhìn nhận là gây ung thư, nhưng căng thẳng tâm lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung của một cá nhân và có khả năng đối mặt với ung thư. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, sinh sản, tiết niệu và suy yếu hệ thống miễn dịch. Họ cũng dễ bị nhiễm virus hơn hoặc gặp tình trạng khó ngủ, trầm cảm và lo âu.

Chăm sóc tinh thần người ung thư

Bình thường, để đáp ứng với một tình trạng stress, cơ thể đáp ứng với áp lực về thể chất, tinh thần hoặc tình cảm bằng cách giải phóng hormone căng thẳng (như epinephrine và norepinephrine ) làm tăng huyết áp, nhịp tim và làm tăng nồng độ đường trong máu. Những thay đổi này giúp một người hành động với một sức mạnh và tốc độ lớn hơn để thoát khỏi một mối đe dọa.

Stress có thể dẫn tới ung thư

Tại sao chúng ta phải buồn phiền dẫn tới stress?

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta được tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư trong không khí, nước và thực phẩm. Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra những tế bào bất thường và tiêu diệt chúng trước khi chúng tạo ra một khối u. Có ba điều quan trọng có thể xảy ra để ngăn ngừa ung thư phát triển: hệ thống miễn dịch có thể ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ nơi đầu tiên, DNA có thể sửa chữa các tế bào bất thường và Các tế bào sát thủ tự nhiên (NK cells) có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Mặc dù căng thẳng có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, nhưng hầu hết các tài liệu chính thống đều cho rằng các bằng chứng cho thấy stress trực tiếp gây ung thư còn yếu. Cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa stress và phát triển một vài loại ung thư, cũng như cách diễn tiến của bệnh.

Chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi được ung thư

Có rất nhiều yếu tố để xem xét trong mối quan hệ giữa stress và ung thư. Người ta biết rằng căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Mặc dù có nhiều nghiên cứu, mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và bệnh ung thư chưa được chứng minh. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác ở những phụ nữ có cuộc sống với những cú stress nặng như ly hôn hay cái chết của người thân… thì có một sự gia tăng nhẹ (khoảng 1/3 so với mức trung bình) trong ung thư vú so với phụ nữ không có những yếu tố gây stress. Với những trường hợp stress kéo dài, một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên, một báo cáo khác lại cho thấy phụ nữ cao có stress kéo dài thực sự là ít có khả năng được chẩn đoán bị ung thư vú trong vòng 18 năm tới.

Các bằng chứng rõ ràng nhất là stress có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khả năng chiến đấu của chúng với bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mất khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Một khía cạnh khác, hầu hết các luận điểm cho rằng mối liên hệ rõ ràng giữa stress và ung thư có thể phát sinh trong một số cách, liên quan đến hành vi cá nhân khi lâm vào tình trạng stress như hút thuốc lá, ăn quá nhiều, hay uống rượu, không muốn vận động, v.v… làm gia tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư.

(Visited 4 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.