Hội chứng bệnh bất lực ở phái mạnh

0

Suy sinh dục nam có thể là thứ phát do bởi một bệnh hệ thống, do bởi sự lạm dụng các loại thuốc, lạm dụng thủ dâm trong thời gian dài hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục.

Một người đàn ông bị rối loạn chức năng tình dục thường than phiền về những tình trạng: mất ham muốn, không thể khởi phát hoặc duy trì sự cường dương, không thể xuất tinh hoặc xuất tinh sớm…

10-50
Suy sinh dục nam là một hội chứng khá phổ biến, chiếm 52% dân số nam ở độ tuổi từ 40 – 70, trong đó người đàn ông không thể đạt được sự cường dương, sự xuất tinh hoặc cả hai.

Suy sinh dục nam có thể là thứ phát do bởi một bệnh hệ thống, do bởi sự lạm dụng các loại thuốc hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục, tiết niệu và nội tiết hoặc chỉ do bởi tâm lý. Để có thể hiểu rõ hơn cơ chế cũng như phương pháp điều trị của bệnh bất lực, chúng ta nên có một cái nhìn toàn cảnh về cơ chế sinh lý và bệnh lý của bệnh bất lực.

Mất ham muốn: nguyên nhân có thể do rối loạn tâm lý

Các loại suy sinh dục

Thông thường chứng suy sinh dục nam được phân loại như sau:

Mất ham muốn: nguyên nhân có thể do thiếu hụt androgen, do rối loạn tâm lý, do dùng hoặc lạm dụng thuốc gây nghiện. Sự thiếu hụt androgen có thể đo lườngđược bằng lượng testosteron và gonadotrophin/huyết tương trong khi tình trạng giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) lại đưa đến sự không xuất tinh do giảm tiết tinh dịch từ túi tinh và prostat.

Không cường dương:
– Do giảm testosteron: rất ít gặp nhưng dễ chẩn đoán và dễ điều trị, tuy nhiên sự giảm đến mức giới hạn của testosteron lại không phải là nguyên nhân của sự không cường dương.
– Do tăng prolactin máu đưa đến ức chế sản xuất LHRH làm giảm testosteron và gonadotropin, nguyên nhân có thể:
– Khối u ở tuyến yên.
– Do sử dụng các thuốc gây tăng sản xuất prolactin như oestrogen, lạm dụng phenothiazin hay reserpin (2 – 5% trường hợp).
– Do thuốc:
Các thuốc chống androgen như: H2 receptor antagonist cótác dụng làm tăng prolactin. Hoặc spironolacton, ketoconazon, finasterid (5 – reductas inhibitor) dựng để chữa chứng phì đại prostat sẽ đồng thời làm giảm ham muốn và rối loạn phóng tinh (10 – 12% trường hợp).
Các thuốc chống tăng huyết áp như: clonidine, methyldopa, quanadrel (qua tác dụng liệt giao cảm trung ương hoặc ngoại vi) blocker, thiazid.

Xuất tinh sớm: thường do lo âu, rối loạn cảm xúc… ít khi do thực thể
Các thuốc chống cholinergic.
Các thuốc chống trầm cảm loại IMAO và tricylic do tác dụng liệt giao cảm và chống cholinergic.
Các thuốc antipsychotic.
Các thuốc an thần, chống lo âu.
– Rượu, methanon, heroin…
– Bệnh ở dương vật.
– Bệnh thần kinh.
– Bệnh mạch máu…
Không xuất tinh:
– Phóng tinh ngược.
– Thiếu hụt androgen.
– Do thuốc: guanethisin, phenoxybenzamin, phentolamin, sertralin.

Không khoái cảm: thường do tâm lý nếu bệnh nhân vẫn có ham muốn và vẫn còn cường dương được.

Không xìu được (priapism): thường phân biệt được với sự cường dương tự nhiên đó là priapism không hề có căng phồng quy đầu. Nguyên nhân của priapism có thể không biết nhưng cũng có thể phối hợp với bệnh hồng cầu liềm, bệnh bạch cầu mạn granulocyt do tổn thương tủy sống hoặc do tiêm các thuốc giãn mạch vào dương vật.

tham khảo thêm:

  • 12 dấu hiệu của bệnh mãn dục nam khi lớn tuổi
  • Sức khỏe tình dục nam giới ở tuổi trung niên
  • Tăng cường bản lĩnh sai cách khiến đàn ông tăng nguy cơ bệnh tim mạch
(Visited 1 times, 1 visits today)

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC

(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)

Share.