(YHVN) – Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của nước ta. Địa hình nơi đây rất hiểm trở với đỉnh núi cao tới 2800-3000m và có dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km. Tuy địa hình có hiểm trở, nhưng đây lại là nơi có rất nhiều cảnh đẹp cũng như các cây thảo dược quý do có độ cao và chất đất lý tưởng. Núi trên vùng Tây Bắc đa số là núi đất thịt nên mọc rất nhiều cây thuốc quý trong đó có các loại thảo dược giúp cường dương, điều trị yếu sinh lý hiệu quả như sâm cau, ba kích, nấm ngọc cẩu, nhục thung dung…
- Xem thêm nhiều bài viết tại: Y học Việt Nam – Trang thông tin uy tín về sức khỏe, y học
Tìm hiểu những thảo dược quý đặc trị yếu sinh lý của núi rừng Tây Bắc
Dưới đây là một vài cây thảo dược quý ở vùng núi Tây Bắc có tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới :
Sâm cau:
Sâm cau còn có tên gọi khác là tiên mao hoặc ngải cau, tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên. Đây là loại cỏ cao khoảng 35-40cm, lá dài khoảng 15cm gần giống lá cau nên được gọi là sâm cau, hoa màu vàng tươi, củ màu đỏ, hình trụ thuôn dài. Củ sâm cau chính là bộ phận dùng để làm thuốc. Sâm cau có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng yếu sinh lý nam.
Vào tháng 11 hàng năm người dân ở đây lên núi thường hái được loại sâm cau này đem về ngâm rượu hoặc thái phơi khô làm thuốc dùng dần. Với vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can, Tỳ nên có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, tráng dương, từ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay lưng lạnh.
Ba kích:
Ba kích còn có tên gọi khác là dây ruột giá hay ba kích thiên, tên khoa học là Morinda officinalis stow thuộc họ cà phê. Ba kích thường mọc ở các vùng đồi núi thấp, củ của cây này thường được đào về để ngâm rượu, làm thuốc.
Hiện nay, ba kích có hai loại là ba kích tím và ba kích trắng. Tuy nhiên, ba kích tím được dùng nhiều vì tác dụng tốt hơn loại trắng. Ba kích có vị cay chát ngọt tính ôn, vào kinh can thận tỳ, tác dụng chính của ba kích cũng gần giống như sâm cau, thường được dùng để chữa các bệnh sinh lý nam như liệt dương, xuất tinh sớm, bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, ngoài ra còn chữa được chứng di mộng tinh ở nam giới.
Nấm ngọc cẩu:
Tên gọi khác là củ gió đất hay cây tỏa dương được mọc nhiều trên các khu đồi núi cao, dãy Hoàng Liên Sơn. Tên khoa học của nấm ngọc cẩu là Cynomorium songaricum Rupr, toàn thân nấm đều có thể dùng để làm thuốc. Nấm có vị chát nhẹ đây là vị đặc trưng của nấm do vậy khi ngâm rượu thường được ngâm chung với mật ong cho dễ uống. Trong nấm có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất béo, tinh dầu, hoạt chất protodiosin giúp nâng cao nhu cầu tình dục ở cả nam và nữ giới, tăng tiết testosteron một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn có tác dụng trị nám da ở nữ giới rất hiệu quả. Tuy nấm ngọc cẩu có công dụng rất tốt nhưng chỉ thực sự tốt khi chúng sống ở điều kiện thời tiết lạnh và ở độ cao lý tưởng từ 1500m – 2000m so với mực nước biển vì vậy loại này rất quý và hiếm.
Dâm dương hoắc:
Trong y học cổ truyền, dâm dương hoắc có đặc tính ấm, vị cay ngọt đi vào kinh can, thận thường được sử dụng như một phương thuốc đặc trị giúp làm ấm tạng thận và khỏe dương khí, cường cân tráng cốt, khử phong trừ thấp. Cụ thể, theo quan niệm đông y thì cây dâm dương hoắc có tác dụng kích thích quá trình bài tiết tinh dịch và nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục.
Dâm dương hoắc đặc biệt có hiệu quả chữa xuất tinh sớm, sinh lý yếu và hạn chế các vấn đề di tinh, liệt dương, tiểu buốt và đau nhức lưng ở nam giới. Không chỉ có tác dụng cải thiện khả năng sinh lý mà dâm dương hoắc còn đặc biệt tốt trong việc cải thiện sức khỏe, trị phong thấp, ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, thậm chí cả trực khuẩn lao, giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản…
Có thể quan tâm: Cách chữa bệnh yếu sinh lý bằng đông y hiện nay
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC
(Hãy đặt câu hỏi tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn)